(20+ mẫu) đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích (siêu hay)

Tổng hợp trên 20+ đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ tự do mà em yêu thích hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 1

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 2

Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ "Ngưỡng cửa" của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 3

Tình cảm cha con luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người. Trong bài thơ "Những cánh buồm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc với em. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ hiện lên thật ấm áp bởi những hành động quan tâm của người cha: người cha nắm lấy tay con, dắt con đi, mỉm cười xoa đầu con nhỏ. Đó là những hành động thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con. Những hành động đó thật gần gũi bình dị. Qua đó ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương, trìu mến mà người cha dành cho đứa con bé bỏng của mình. Người cha đã khơi gợi lên những tò mò thú vị về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Động viên đứa trẻ ấy đứng lên khám phá những điều mới mẻ bằng chính đôi chân của mình. Sự ủng hộ của người cha chính là động lực để con vững bước trên con đường đời. Được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của cha, trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ con muốn mượn cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Hành động đó cho thấy sự tin tưởng mà người con dành cho cha mình. Bài thơ khép lại cho chúng ta thấy những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp không gì có thể thay đổi được. Gia đình luôn là điểm tựa đối với mỗi chúng ta vì vậy chúng ta cần yêu quý những thành viên trong gia đình mình.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 4

Với tình yêu tha thiết dành cho những câu chuyện cổ tích nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xây dựng một thế giới truyện cổ tích Việt Nam sống động qua tác phẩm "Truyện cổ nước mình". Đây là một trong những bài thơ em yêu thích nhất. Đây là tác phẩm nuôi dưỡng cho mỗi người tình yêu sự tự hào về kho tàng văn học quý báu của nước ta những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn với mỗi chúng ta khi còn nhỏ. Trở thành những ký ức tuyệt đẹp giáo dục con người biết cách sống, kể cho mỗi chúng ta từ khi mới lọt lòng những câu chuyện, đó là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc tình nghĩa thủy chung, ở hiền gặp lành. Những truyền thống đó được gửi gắm qua những câu chuyện cổ tích để nhắn nhủ con cháu đời sau hãy sống trở thành người có ích. Qua bài thơ nhà thơ khẳng định những câu chuyện cổ tích đó đã trở thành hành trang quá trình trưởng thành của mỗi con người Việt Nam. Những bài học nhân văn sâu sắc chứa đựng trong mỗi câu chuyện sẽ luôn trường tồn cùng với thời gian. Qua tác phẩm Truyện cổ nước mình chúng ta cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta đã xây dựng đồng thời khiến cho người đọc thêm yêu những câu chuyện ấy.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 5

Lá đỏ là một tác phẩm thơ mà em đặc biệt ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ tự do với cách ngắt nhịp phóng khoáng, giúp góp phần tạo nên không khí hào hùng của cuộc gặp gỡ vội vã giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ. Ở đó đoàn quân đi qua khu rừng có cơn mưa lá đỏ, và tình cờ gặp mặt cô em gái tiền phương. Trong không gian thi vị ấy, hình ảnh người em gái đó được tác giả ví như hình dáng quê hương. Chi tiết vai áo bạc vì đeo súng lâu ngày đã góp phần khắc họa vẻ đẹp mộc mạc nhưng mạnh mẽ của cô. Và hơn hết, cô chính là hiện thân của hậu phương, của những người ở lại phía sau. Họ cũng đang mỗi ngày gắng sức vì độc lập của tổ quốc. Hình ảnh đó đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân, để họ lao nhanh về phía Sài Gòn. Trước khi đi, họ để lại cho cô gái tiền phương lời hẹn gặp giữa Sài Gòn. Khi ấy, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ lại hòa làm một, trở lại là những gia đình hạnh phúc. Đó vừa là lời hẹn vừa là lời thề của những người lính. Qua đó, bài thơ Lá đỏ đã giúp em cảm nhận được nhiệt huyết của những người lính trong thời bom đạn và càng thêm kính trọng, biết ơn những hi sinh của họ cho tổ quốc hôm nay.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 6

Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh bập bùng, Đồng Chí là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. Bài thơ được Chính Hữu viết bằng thể thơ tự do, góp phần mang đến hơi thở hào sảng, bễ nghễ của những người lính trẻ. Những con người đó đến từ những miền quê khác nhau, đi qua cuộc đời khác nhau nhưng đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc. Bởi cùng chung lý tưởng ấy nên họ gọi nhau là “đồng chí”. Những người đồng chí vốn xa lạ nay trở nên thân thiết, cận kề bên nhau. Họ chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách. Họ đương đầu với mọi hiểm nguy, quyết không lùi bước vì độc lập dân tộc. Sự dũng cảm, kiên cường ấy của những người lính khiến em vô cùng kính phục. Đồng thời em càng trân trọng và biết ơn hơn những hi sinh của họ vì đất nước ngày hôm nay.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 7

Bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một áng thơ thấm đẫm tình mẫu tử. Nhà thơ đã khéo léo lựa chọn thể thơ tự do để tạo nên nhịp thơ tự nhiên, phập phồng như dòng cảm xúc của nhân vật. Nhân vật chính của bài thơ là một đứa trẻ đang chờ mẹ đi làm về. Đứa trẻ chờ mẹ từ khi trắng mới mọc cho đến khi tối hẳn. Thời gian đó chắc hẳn rất dài đối với đứa trẻ, vì em phải xa cách mẹ của mình. Cụm từ “em bé nhìn” lặp lại ba lần khẳng định cho điều đó. Thiếu dáng mẹ, ngôi nhà trở nên lạnh lẽo, chẳng còn là tổ ấm, chỉ là một khối kiến trúc vô hồn. Điều đó gián tiếp khẳng định sự quan trọng của mẹ đối với em. Em chờ mẹ đến ngủ thiếp đi bên hè, trong giấc mơ, em tiếp tục ngồi đợi mẹ. Hành động chờ mẹ đi vào cả tiềm thức của em bé, chứng minh cho tình yêu tha thiết của em dành cho mẹ. Hình ảnh ấy khiến em xúc động vô cùng. Chính em cũng đã rất nhiều lần chờ mẹ đi làm, đi chợ về như vậy. Những cảm xúc ấy, em cũng từng trải qua nên thấu hiểu vô cùng. Bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này cũng yêu mẹ, chờ mẹ, mong mẹ giống như thế.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích - Mẫu 8

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là một tác phẩm thơ rất hay và ý nghĩa về tình mẫu tử. Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, với những câu văn dài ngắn khác nhau, thậm chí là hai câu văn trong cùng một dòng thơ. Điều đó góp phần khắc họa những cảm xúc nhớ mong, chờ đợi dài đằng đẵng của nhân vật em bé. Em bé ấy ngồi chờ mẹ từ khi trăng mới hé nửa trên đầu hè, cho đến khi trời đã tối hẳn. Hình ảnh “em bé nhìn” lặp lại ba lần, cho thấy em bé ấy thực sự rất mong nhớ mẹ. Bởi thiếu mẹ, ngôi nhà bỗng trở nên lạnh lẽo, cô đơn và trống trải. Ngôi nhà lúc này chỉ là một kiến trúc vô hồn mà thôi. Phải có mẹ về, bếp lửa mới bập bùng, nơi đây mới thực là mái ấm của em. Chi tiết “nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở cuối bài thơ cho thấy em bé đã chờ mẹ đến khi ngủ gật. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ, trong tiềm thức em ấy vẫn đang chờ mẹ. Chính những chi tiết ấy đã khắc họa được tình cảm tha thiết của em bé dành cho mẹ của mình. Em nhớ mong mẹ bao nhiêu thì tình yêu của em dành cho mẹ to lớn bấy nhiêu. Từ hình ảnh em bé trong bài thơ Đợi mẹ, em cũng như thấy được chính mình trong những buổi chờ mẹ đi chợ, đi làm về. Có lẽ bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này cũng dành trọn trái tim cho mẹ của mình như thế. Và nhà thơ Vũ Quần Phương đã xuất sắc truyền tải tình cảm chân thành, thiêng liêng ấy vào các vần thơ của Đợi mẹ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác