Top 20 Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

Tổng hợp trên 20 bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố trên hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 1

Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.

Biết được chiến lược của ban Tổ chức đề ra, em đã vô cùng cảm thấy thích thú và hi vọng trải nghiệm quý báu này sẽ góp công sức nhỏ bé để giúp đỡ các em bé mồ côi, khó khăn thêm động lực, tiếp sức mạnh hướng về tương lại phía trước. Ngoài ra, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa các thông điệp tích cực; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, văn minh, nghĩa tình của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhằm giúp đỡ, chăm lo cho thanh thiếu nhi, người dân bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, các tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn; đồng thời, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên, người hâm mộ thể thao, bóng đá trong nước và quốc tế. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM dự kiến sẽ gây quỹ và hỗ trợ được ít nhất 1.500 trẻ em, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.

Theo Ban Tổ chức, Đội hình huyền thoại của CLB Borussia Dortmund sẽ tới Việt Nam thi đấu với Các ngôi sao Việt Nam (Vietnam All Stars). Trận đấu diễn ra trên Sân vận động Thống Nhất (TPHCM) vào 19 giờ 00 ngày 28/9. Sau khi kết thúc trận đấu, số tiền gây quỹ được sẽ trao đến địa phương nơi có những em bé mồ côi, gặp khó khăn. Và khi đó, những học sinh tham gia tự nguyện như chúng em sẽ theo các đoàn đến từng điểm nhà các em, động viên, hỏi thăm và trao các phần quà để ủng hộ tinh thần các bé.

Trong suốt quá trình chuyến đi thiện nguyện, em vẫn nhớ mãi hình ảnh em bé Trần Mai A với đôi mắt rưng rưng khi nhắc về khoảng thời gian khó khăn mất cả cha lẫn mẹ, em phải sống với bà nội già yếu, không còn khả năng làm ra kinh tế. Việc phải chăm lo cho bà, vừa phải đi nhặt đồng nát kiếm ăn, thật quá sức với một trẻ nhỏ mới 8 tuổi. Em bé có nói một câu mà khiến tim em như ngưng lại, nghèn ngào lúc ấy. Em nói “Em chỉ ước cha và mẹ sống lại”. Tham gia những hoạt động này, em mới thấm thía được nhiều bài học về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đại dịch Covid diễn ra quá nặng nề và đau thương, cướp đi rất nhiều “bờ vai” vững chắc của các em nhỏ, mà không có gì có thể đánh đổi lại được. Cuộc sống của các em thật khắc nghiệt và khó khăn. Những nỗi đau mà các em phải trải qua chắc sẽ không bao giờ quên được.

Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 2

“Thương người như thể thương thân” - đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Khi nghe thầy cô phổ biến về điều kiện khó khăn trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp em đã có kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy là những món đồ cũ nhưng chúng em luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nơi vùng cao.

Đúng sáu giờ sáng có mặt và tập trung tại trường, chúng em với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Lớp chúng mình”, “Em là búp măng non”… tạo nên không khí thật náo nhiệt và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau gần hai tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt một chút vì đường gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười luôn nở trên môi các bạn. Được thông báo trước, các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em rất nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn. Sân trường, lớp học được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn.

Mọi thứ thật tươm tất và sẵn sàng để đón những vị khách từ xa đến. Ngoài kia, những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ. Trước khi đến đây, chúng em được biết gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó.

Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng em mang những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì rất hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em. Khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng em cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm tuy rất đơn giản, nhưng mọi người ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.

Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm nhưng có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”. 

Khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng em chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.

Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 3

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - Đó là những lời trong bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lời hát đã giúp em hiểu được ý nghĩa của lòng tốt.

Hằng năm, sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, trường em sẽ phát động nhiều hoạt động từ thiện, trong đó có phong trào giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao. Cô giáo tổng phụ trách đã có một buổi sinh hoạt để phổ biến cho học sinh toàn trường. Chúng em có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình). Thời gian tiếp nhận ủng hộ diễn ra trong vòng một tuần.

Đối với lớp của em, cô giáo chủ nhiệm đã giao cho lớp trưởng và lớp phó lao động phụ trách giám sát công việc. Hai bạn đã phân công đến tổ trưởng việc tiếp nhận, thống kê lại những đồ vật hay số tiền ủng hộ. Thời gian tiếp nhận chỉ trong ba ngày: thứ hai, thứ ba và thứ tư. Các bạn trong lớp tham gia rất tích cực.

Rất nhiều quần áo, đồ dùng học tập đã đã được đem đến. Các bạn tổ trưởng sẽ có một cuốn sách để ghi lại danh sách món đồ, số lượng hay số tiền của từng bạn. Trước đó, các món đồ được yêu cầu phải sắp xếp gọn gàng trong túi nên việc kiểm tra, phân loại rất dễ dàng. Với riêng em, em đã trích một khoản từ tiền mừng tuổi để mua những món đồ dùng học tập như: bút mực, tập vở hay cặp sách. Ngoài ra, em còn xin phép mẹ đem một số bộ quần áo còn mới, nhưng không mặc vừa nữa để đem đi ủng hộ. Mẹ đã đồng ý, còn giúp em giặt sạch quần áo, gấp lại gọn gàng và bỏ vào túi. Sáng hôm sau, em mang đến nộp cho bạn tổ trưởng.

Sau một tuần tiếp nhận ủng hộ, lớp em đã quyên góp được năm mươi bộ quần áo, một trăm quyển vở, hai mươi chiếc bút mực, năm cái cặp sách và một triệu đồng tiền mặt. Vào tiết sinh hoạt, bạn tổ trưởng đã tổng hợp và báo cáo lại cho cô giáo chủ nhiệm. Cô đã tuyên dương cả lớp rất tích cực trong phong trào ủng hộ.

Sau đó, tất cả sẽ được đem nộp lên cho nhà trường để chuyển lên vùng cao cho các bạn học sinh. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các thành viên trong lớp đều rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.

Những việc tốt sẽ giúp lan tỏa điều tốt đẹp. Em tự hứa sẽ cố gắng làm thêm được nhiều những công việc có ích cho cuộc sống hơn nữa.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 4

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Chính bởi vậy, hằng năm, rất nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa được tổ chức. Tôi cũng có cơ hội tham gia một số hoạt động như vậy.

Miền Trung là mảnh đất phải hứng chịu nhiều thiên tai. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão. Tuy nhiên, các cơn bão, lũ lụt vẫn gây ra nhiều hậu quả nặng nề như cuốn trôi nhà cửa, tài sản hay khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích. Chính vì vậy, nhiều hoạt động xã hội đã được tổ chức để hướng về mảnh đất miền Trung thân yêu.

Trường học của tôi cũng đã phát động hoạt động rất ý nghĩa có tên là “Vì miền Trung ruột thịt”. Vào cuối tuần trước, cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Các thầy cô và học sinh trong trường đều cảm thấy hoạt động có ý nghĩa nên hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi có thể ủng hộ lương thực thực phẩm, quần áo sách vở hoặc tiền mặt. Mỗi người cùng đóng góp một phần nhỏ để tạo nên sức mạnh lớn.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, tôi rất xúc động. Khi về nhà, tôi đã kể cho bố mẹ nghe. Sau khi nghe xong, bố mẹ đều hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này. Mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Bố cũng cho tôi một số tiền nhỏ đến mang đến ủng hộ. Tôi đã gói lại một số quần áo và sách vở còn mới nhưng không dùng để đến mang đi ủng hộ.

Sáng hôm sau, tôi vui vẻ mang đến trường nộp. Các bạn trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. Hoạt động diễn ra trong vòng một tuần. Bạn lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê lại rồi nộp cho cô tổng phụ trách. Cuối tuần đó, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Tôi tin rằng người dân miền Trung khi nhận được những phần quà này sẽ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp vô cùng.

Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt. Tôi cũng mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 5

“Thương người như thể thương thân” – Đó là câu tục ngữ gửi gắm bài học về tấm lòng nhân ái trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người cần tích cực làm những việc tốt.

Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão… Nhưng những hậu quả của cơn bão để lại vẫn hết sức nặng nề, khiến cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Chính vì vậy, người dân đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

Hưởng ứng điều đó, trường em cũng đã phát động phong trào: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Chúng em có thể ủng hộ quần áo, đồ dùng học tập còn mới hoặc đóng góp một số tiền nhỏ.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Bản thân em cũng như vậy. Em đã về kể cho bố mẹ nghe. Cả hai cảm thấy đây là một việc làm ý nghĩa. Vì vậy, mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Trở về nhà, em lấy ra những cuốn sách giáo khoa của năm học trước và gói lại cẩn thận. Bố cũng đã ủng hộ hai trăm nghìn đồng cho em. Ngày mai, em sẽ mang toàn bộ đến để nộp cho bạn lớp trưởng. Em cảm thấy rất biết ơn bố mẹ.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh.

Hoạt động thiện nguyện này thật ý nghĩa. Em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 6

Đợt vừa rồi, em đã tình cờ được tham gia một hoạt động từ thiện rất ý nghĩa. Nó đã mang đến cho em vô số cảm xúc khó quên và những bài học rất quý giá.

Đó là vào một ngày mùa đông giá lạnh. Thấy em chỉ nằm dài trên giường nghịch điện thoại, chị gái em quyết định đưa em đi cùng đến sự kiện mà câu lạc bộ của chị tổ chức. Nó mang tên "Hộp cơm yêu thương". Đây là hoạt động đi phát cơm và tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.

Qua lời chị kể, em được biết câu lạc bộ đã đi biểu diễn trên phố đi bộ vào tối hôm trước và thu được một khoản tiền nhỏ. Cùng sự đóng góp thêm của các thành viên, mọi người đã mua rất nhiều nguyên liệu để nấu lên 200 suất cơm nóng hổi. Không chỉ vậy, nhiều phần quà khác gồm bánh, sữa cũng được gói gọn trong những chiếc túi giấy xinh xắn. Nhìn các anh chị tất bật chuẩn bị, trong lòng em cũng hết sức háo hức, không nhịn được và chạy lại giúp một tay.

Đến buổi tối, khi mọi thứ đã xong xuôi, mọi người bắt đầu chia việc. 200 hộp cơm cùng các phần quà được phân đều cho năm nhóm. Mỗi nhóm sẽ phụ trách đi phát cơm ở một quận trong thành phố. Phương tiện di chuyển ngày hôm đó là xe máy. Dưới tiết trời mùa đông, tuy đã mặc hẳn một chiếc áo phao dày nhưng em vẫn cảm nhận được rõ cái lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà em lại bắt gặp được hình ảnh những người vô gia cư ngồi bên dọc đường với bộ đồ mỏng manh vô cùng. Ai may mắn hơn thì có vài tấm bìa cát tông hoặc chiếc chăn mỏng để lót dưới đất nằm nghỉ. Nhìn hoàn cảnh đó, nhóm từ thiện ai cũng rất xúc động. Chúng em lần lượt xuống xe tặng quà và trò chuyện, nghe được những câu chuyện mà họ kể.

Kết thúc chuyến đi, cả đoàn quay trở lại điểm tập kết ban đầu để sắp xếp đồ đạc. Những tấm ảnh chụp trong lúc phát quà được mọi người chia sẻ cho nhau. Chúng sẽ được in ra và treo ở phòng trưng bày của câu lạc bộ. Với hoạt động vô cùng ý nghĩa lần này, em cảm thấy thứ quý giá nhất mình nhận được chính là lời cảm ơn cùng nụ cười hạnh phúc của những người vô gia cư kia.

Đây là một chuyến đi có vui có buồn, lúc háo hức, lúc lại lắng đọng. Em rất vui vì mình đã góp được chút sức nhỏ để lan tỏa sự yêu thương, tình nghĩa đến cộng đồng.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 7

Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.

Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.

Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao.

Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: “Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt”. Bạn Cần phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: “Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm. Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy”.

Sau ba ngày, số tiền và những món đồ quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những món quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo.

Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 8

Vào ngày mùng một tháng sáu hàng năm, trường chúng tôi thường có những buổi từ thiện quyên góp cho học sinh vùng lũ lụt như quyên góp sách vở quần áo hay những vật dụng cũ. Những buổi quyên góp như thế để lại trong chúng tôi rất nhiều ấn tượng khó quên. Đối với riêng tôi thì buổi quyên góp hay hoạt động từ thiện của chúng tôi vào năm ngoái đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng khó quên bởi lần đó chúng tôi đã được trực tiếp xuống vùng núi Cao Bằng để quyên góp ủng hộ cho các bạn học sinh nơi đây.

Hôm trước buổi từ thiện chúng tôi đã họp rất nhiều lần để xem nên làm từ thiện gì cho các bạn nơi đây. Được sự góp ý của các thầy cô giáo và bố mẹ chúng tôi biết được các bạn trên đó thiếu thốn rất nhiều thứ như sách vở quần áo nhưng thiếu nhất đó là thức ăn do địa điểm mà chúng tôi ghé thăm là một điểm trường vùng cao, nơi đây các bạn ở lại tạm trú nên cuộc sống rất khó khăn. Biết được tình trạng của các bạn nơi đây chúng tôi quyết định thu gom tất cả những đồ dùng cũ để đem cho các bạn. Đó là những quyển sách hay cái bút và cả cặp sách cũ nữa. Bên cạnh đó chúng tôi cũng góp thêm một ít tiền để mua một số lương thực và cả thuốc men cho các bạn do sống xa nhà nên hầu như những bữa cơm của các bạn rất đạm bạc.

Đúng sáu giờ sáng ngày hôm sau chúng tôi đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho buổi từ thiện vùng cao. Chúng tôi vui lắm đứa nào đứa đấy vui vẻ rạng rỡ khác hẳn mọi khi. Đúng giờ chúng tôi đã có mặt tại điểm trường vùng cao Cao Bằng. Đến nơi ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tô là chúng tôi được các bạn và các thầy cô giáo nơi đây chào đón rất nhiệt tình khiến chúng tôi cảm thấy rất thân thiện và có thiện cảm với nơi đây. Các thầy cô giáo bắt tay từng đứa một khiến chúng tôi cảm nhận được tuy ở đây rất khó khăn nhưng cái tình nơi đây thật khiến cho chúng ta cảm thấy cần học hỏi. Những giáo viên bám trụ nơi đây không ngại những khó khăn vất vả cũng khiến chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng. Dường như những học sinh siêng học nơi đây chính là động lực để các thầy cô bám trụ đến ngày nay.

Bắt đầu buổi từ thiện chúng tôi đưa những vật dụng mà chúng tôi đã thu hoạch được sau khi kêu gọi tất cả những người thân chung tay ủng hộ cho các bạn nơi đây. Các bạn nơi đây nhận được những phần quà này ai nấy đều rất xúc động và cảm ơn chúng tôi rất nhiều. Các thầy cô giáo nơi đây còn bật khóc, các thầy cô chia sẻ “các thầy cô và các bạn ở đây lâu lắm rồi mới được đón những đoàn ủng hộ như các em đến nên mọi người vui lắm. Biết được hôm nay các em đến ai nấy đều chuẩn bị tươm tất thậm chí các em ở đây còn bận những quần áo đẹp nhất để đón các em đấy. Có các em đến mọi người đều cảm thấy mình không bị lãng quên bởi sống xa nhà sống xa quê hương không được tiếp thu những tri thức mới nên các em đến như đem lại một nguồn sáng mới cho nơi đây vậy”. Chúng tôi cũng tặng rất nhiều những bao gạo những thùng mì tôm và cả những cân thịt được đem đến từ đồng bằng. Các bạn thích lắm ai nấy đều phấn khởi. Chúng tôi cũng đưa cho các bạn thêm một ít tiền để có thể chuẩn bị cho những bữa ăn được tươm tất hơn. Các bạn lúc đầu không nhận nhưng khi chúng tôi nói đây là tiền bố mẹ chúng tôi gửi cho các bạn thì các bạn mới chịu nhận. Hôm nay dự định của chúng tôi là sẽ nấu cho các bạn một bữa cơm thế nên khi trao quà cho các bạn xong chúng tôi gấp rút chuẩn bị, đứa thì nấu cơm đứa thì nhặt rau và không thể thiếu những món ăn làm từ thịt để bổ sung chất dinh dưỡng cho các bạn. Các thầy cô giáo và các bạn mỗi người xúm vào một tay giúp chúng tôi chuẩn bị cho bữa cơm được tươm tất. Sau khi hoàn thiện cũng là lúc đã quá trưa chúng tôi nhanh chóng dọn cơm. Lúc này ai cũng đã đói, nhìn mọi người ăn ngon lành chúng tôi vui lắm ai nấy đều phấn khởi.

Sau khi thu dọn xong cũng là lúc chúng tôi sắp phải ra về để chuẩn bị cho ngày mai đi học. Nhìn tất cả mọi người lưu luyến chẳng ai muốn về khiến chúng tôi đều cảm thấy buổi tham quan rất có ý nghĩa và nhất định chúng tôi sẽ quay lại nơi đây một lần sớm nhất

Buổi từ thiện đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng khó quên. Nó cho tôi rất nhiều bài học đáng nhớ rằng hãy biết quý trọng những gì chúng ta đang có bởi với rất nhiều người đó lại là những thứ rất xa vời.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 9

Trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử. Cuộc sống của người dân trở nên khó khăn. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Lớp học của em cũng đóng góp một phần vào đó.

Khi cơn lũ qua đi, nhiều tài sản của người dân bị hủy hoại. Đặc biệt là những bạn học sinh không còn có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Riêng trường em cũng đã phát động phong trào ủng hộ các bạn học sinh ở miền Trung. Mỗi học sinh có thể ủng hộ sách vở, quần áo hoặc đồ dùng học tập. Sau đó, các lớp sẽ thống kê và sắp xếp để nộp lại cho nhà trường.

Sau khi nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Bản thân em cũng vậy. Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung.

Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Tất cả các thành viên khác trong lớp cũng đều đóng góp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Chúng em đều cảm thấy rất hạnh phúc.

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách. Sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 10

Ngôi trường cấp hai em đang theo học không chỉ tích cực trong hoạt động học tập, rèn luyện thể dục thể thao hay hoạt động văn nghệ mà trường em còn là một ngôi trường có truyền thống về hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống.

Năm nào cũng vậy, cứ ra ngoài Tết nguyên đán, trường em lại phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách” nhằm huy động tấm lòng hảo tâm của học sinh cũng như thầy cô trong trường để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp phải những biến cố, bất hạnh trong cuộc sống. Vì là hoạt động từ thiện nên các thầy cô cũng như các bạn học sinh trong trường đều tham gia với tấm lòng tự nguyện, chân thành nhất, không hề có việc ép buộc hay tham gia với thái độ không thoải mái. Để đóng góp cho phong trào này, chúng em sẽ mang đến những đồ dùng học tập như: sách vở, bút viết hay những chiếc quần, chiếc áo cũ không mặc đến để quyên góp.

Những món đồ dùng cá nhân tuy không có giá trị với mình nhưng khi được mang đi làm từ thiện thì đó lại là những vật dụng hữu ích có thể giúp đỡ cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có những điều kiện sinh hoạt như những đứa trẻ cùng trang lứa. Trên đời còn rất nhiều những số phận bất hạnh, tuy em và các bạn cùng lớp không quá giàu có hay dư thừa về vật chất gì nhưng ít nhất chúng em vẫn có những điều kiện sinh hoạt tối thiểu, chúng em được đi học, đến trường có đầy đủ trang phục cũng như sách vở, chúng em được sống trong sự đùm bọc, che chở của bố mẹ. Những tưởng đó là những điều rất bình thường, ai cũng có thể có. Nhưng đâu có phải vậy, vẫn còn rất nhiều những bạn cùng trang lứa với chúng em không được may mắn như vậy.

Các bạn không chỉ thiếu thốn về vật chất, vì nghèo mà không được đến trường, vì cuộc sống mưu sinh, vì cơm áo mà các bạn dù còn rất nhỏ tuổi nhưng cũng phải lang thang kiếm sống hay có những bạn bất hạnh hơn nữa khi không có bố mẹ để nhận lấy sự chở che, vỗ về mỗi khi đau buồn hay cảm nhận được hơi ấm của gia đình. Vì vậy, dù không giúp gì được nhiều nhưng chỉ cần những hành động sẻ chia nho nhỏ như quyên góp quần áo, đồ dùng cũ mà chúng ta không dùng đến thôi nhưng cũng đã làm cho cuộc sống của các bạn ấy đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, hành động sẻ chia tự nguyện này còn mang lại cho các bạn động lực về tinh thần, giúp các bạn có thêm niềm tin vào cuộc sống để sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi chướng ngại của cuộc sống.

Những đồ dùng, vật dụng cá nhân được quyên góp của chúng em sẽ được đóng gói theo từng lớp, sau đó tập trung lại và nhà trường sẽ cho xe chở đồ tận nơi đến những vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện sinh hoạt vật chất khó khăn, giúp đỡ những trẻ em nghèo nơi đó. Năm nay đặc biệt hơn mọi năm rất nhiều, vì như mọi năm thì chúng em chỉ quyên góp đồ đạc hoặc đóng góp tự nguyện về tiền bạc, sau đó thì sẽ có thầy cô làm bên đoàn đội phụ trách việc vận chuyển đồ quyên góp đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng, năm nay trường em đã đưa ra một quyết định mới, đó chính là học sinh các lớp sẽ được phân công đến từng vùng, từng khu vực có người cần giúp đỡ để giao đồ quyên góp đến tận tay người khó khăn.

Lớp em được thầy giáo phụ trách phân công cho việc mang đồ dùng quyên góp của lớp em đến nơi nhận đồ quyên góp, đó chính là làng trẻ em SOS. Đây là ngôi làng tập trung những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em lang thang, mồ côi cha mẹ hoặc sống lang thang không nơi lương tựa vào ở. Có thể nói các bạn này có số phận vô cùng bất hạnh, cuộc sống của các bạn ở làng trẻ SOS cũng thiếu thốn, không được đầy đủ như những bạn bè cùng trang lứa. Mặc dù được sự hỗ trợ của nhà nước nhưng cuộc sống của các bạn vẫn cần rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, họ cần những tấm lòng yêu thương để tạo cho họ cơ sở, động lực vươn lên trong cuộc sống bất hạnh ấy.

Làng trẻ em SOS nằm trên đường Phạm Văn Đồng, một con đường thuộc thủ đô Hà Nội. Xe đi mất khoảng ba mươi phút thì đến nơi. Cảm nhận của em về ngôi làng này đó chính là những mái ấm nhỏ bé với những con người thân thiện, những nụ cười hồn nhiên của các bạn nhỏ. Nhưng em cũng biết ẩn sau mỗi nụ cười hồn nhiên đó là bao nhiêu nỗi đau, nỗi bất hạnh mà các em đã phải gánh chịu. Các bạn còn quá nhỏ để phải chịu đựng những nỗi đau này. Mỗi nhà có từ mười lăm đến hai mươi bạn nhỏ cùng chung sống, và mỗi ngôi nhà đều có một người mẹ chung.

Dù những người mẹ này vô cùng hiền dịu, chăm sóc quan tâm hết mực đến các em nhưng vì cuộc sống chung nên tình cảm ít nhiều bị san sẻ, điều kiện vật chất cũng không đủ để các em sinh hoạt, những em nhỏ hơn thường phải mặc lại những bộ quần áo của các anh chị lớn chứ không có điều kiện mua mới. Việc học tập của các em cũng rất khó khăn, sách vở các em dùng cũng là đồ quyên góp của những người có tấm lòng hảo tâm.

Khi đến làng trẻ em SOS làm công tác từ thiện thì em cũng như các bạn cùng lớp đã rất xúc động vì những hoàn cảnh đáng thương của các bạn nhỏ nơi đây. Có những em rất nhỏ nhưng cũng có những bạn bằng tuổi đã phải trải qua rất nhiều những biến cố của cuộc sống, phải một mình đương đầu với cuộc sống đầy đáng sợ này. Chứng kiến những hoàn cảnh ấy chúng em thấy mình hạnh phúc hơn, may mắn hơn vì chúng em có bố mẹ, có một cuộc sống no đủ. Em và các bạn tự hứa sẽ luôn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nơi đây, dù ít dù nhiều thì chúng em cũng muốn các bạn có cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố) - mẫu 11

Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Con người Việt Nam được biết đến với tinh thần tương thân tương ái. Chính vì vậy, những hoạt xã hội được tổ chức với ý nghĩa lớn lao.

Đầu năm học, trường học của tôi đã tổ chức một chuyến đi thiện nguyện. Các thầy cô sẽ đến một điểm trường tại tỉnh Hà Giang. Nhà trường đã phát động phong trào ủng hộ tới mỗi học sinh. Chúng tôi có thể ủng hộ sách vở, quần áo, tiền mặt,...

Sáng thứ hai đầu tuần, cô tổng phụ trách đã phổ biến tới toàn thể học sinh trong trường. Thời gian ủng hộ sẽ diễn ra trong một tuần. Cán bộ lớp có nhiệm vụ thống kê lại số tiền cũng như hiện vật của các bạn học sinh trong lớp để nộp cho nhà trường. Cuối tuần, chuyến đi thiện nguyện sẽ diễn ra.

Sau khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các bạn trong lớp hưởng ứng rất nhiệt tình. Tôi đã về nhà trích một khoản trong số tiền tiết kiệm để mua đồ dùng học tập như. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp lại một số quần áo còn mới không dùng đến nữa. Tôi mong rằng những món đồ này sẽ giúp ích cho các bạn nhỏ vùng cao.

Hôm sau, tôi mang đến trường để nộp. Các bạn trong lớp cũng mang đến nào là sách vở, cặp sách hay quần áo còn mới tinh. Một số bạn cũng ủng hộ bằng tiền mặt. Dù ít hay nhiều, tôi tin các bạn đều mong có thể giúp đỡ được thật nhiều bạn học sinh. Kết thúc một tuần, bạn lớp trưởng đem nộp lên trường.

Kết thúc chuyến đi thiện nguyện. Cô tổng phụ trách đã thông báo trước toàn trường về kết quả của chuyến đi. Cô cho chúng tôi xem những tấm ảnh lưu niệm. Cô còn thay mặt các bạn học sinh vùng cao cảm ơn học sinh toàn trường. Cả trường đều vô cùng xúc động khi xem và nghe lời cô nói.

Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được tham gia hoạt động xã hội ý nghĩa như vậy. Và tôi tự hứa sẽ tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa hơn nữa.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác