Top 30 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ

Tổng hợp trên 30 bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 1

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật đối, đảo ngữ. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

Dàn ý Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ

- Mở bài: Giới thiệu được tác phẩm muốn thuyết trình.

- Thân bài:

+ Xác định và trình bày được nội dung về tác giả và một số ý kiến về tác phẩm.

+ Lắng nghe đánh giá và phản hồi

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đối với người nghe.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 2

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ: Từ ấy trong phần xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập thơ Từ ấy.

“Cô đơn thay là cảnh thân tù/ Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực...” đó là cảm giác rõ nhất khi Tố Hữu bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Không phải là tiếng chim tu hú khắc khoải gọi hè như trong bài thơ Khi con tu hú, mà là một tiếng hò quen thuộc của đồng quê:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: Nỗi thương nhớ; nỗi hiu quạnh. Bằng cách lặp đi lặp lại 4 lần hình ảnh một tiếng hò nhà thơ đã nói lên được sự đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của người tù.

Tiếng hò như một điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng che mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê hương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con ngư­ời, mùi hư­ơng, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”, “hiền như đất”, “rất thật thà”:

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hy vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Nhà thơ tiếp tục nỗi nhớ của mình với các hình ảnh: sương, lúa, tiếng xe lùa nước, giọng hò. Tất cả đều là hình ảnh, âm thanh thân thuộc của đồng quê. Và nhà thơ nhớ da diết những hình ảnh ấy. Từ nỗi nhớ ấy, nghĩ về cảnh tù đày của bản thân, một chút chạnh lòng chợt len lỏi trong tâm khảm nhà thơ cách mạng:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Tất cả những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất, nhưng giờ đây “đâu cả rồi”. Một câu hỏi lớn vang lên không lời đáp như là một nhát dao đâm vào lòng người tù, trở nên đau đớn, xót xa. Giờ đây, khi ở trong lao, mọi thứ đã cách biệt và trở nên xa xôi hơn bao giờ hết. Chao ôi thương nhớ, điệp khúc lặp lại hai lần trong câu thơ đã thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Và trong nỗi nhớ thương ấy, hiện lên hình ảnh người mẹ già – người mà tác giả nhớ nhất trong nỗi nhớ của mình.

Mạch thơ tiếp diễn với nỗi nhớ thương da diết, dâng trào. Khi người ta nhớ, người ta thương mà không được nhìn, không được ngắm, không được trở về để yêu thương thì càng khiến con người thêm day dứt, thêm cồn cào ruột gan. Và sau những thoáng buồn thương cho cảnh ngộ của mình trong tù, người chiến sĩ thiết tha yêu cuộc sống lại kiên trì – đấu tranh với những giây phút yếu mềm để vượt lên. Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” để có ngày đến với cách mạng, gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Và thế là người tù lại khát khao tự do, thèm muốn được thoát khỏi lao tù để lại được dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say hương đồng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời

Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trời tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù.

Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng”. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 3

Minh Huệ được biết đến là một trong số những nhà thơ hiện đại Việt Nam. Trong những năm tháng cầm bút của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị như: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970) ... "Đêm nay Bác không ngủ" là một trong số những bài thơ nổi tiếng và làm nên tên tuổi của ông.

Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

Trước hết, tác phẩm đã thể hiện vẻ đẹp của Bác qua tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc mà Bác dành cho bộ đội, dành cho nhân dân. Ngay mở đầu bài thơ dáng vẻ giản dị ấy đã hiện ra:

"Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm"

Hai câu thơ vẽ ra hình ảnh bình yên hoà mình vào nhịp sống chung của những người chiến sĩ, của khổ cực, giá rét của vị lãnh tụ kính yêu. Nhưng khi đặt bài thơ vào hoàn cảnh bấy giờ của đất nước, dường như trong cái "lặng yên", "trầm ngâm" đó còn ẩn chứa sự lo lắng về tương lai, vận mệnh của đất nước.

Chúng ta vẫn thường hay gọi Bác là vị cha già của dân tộc và Minh Huệ đã thể hiện rất rõ điều đó qua những câu thơ:

"Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng..."

Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm nên đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Lời thơ như lời kể chuyện vẽ ra trước mắt chúng ta hình ảnh một vị lãnh tụ âm thầm, quan tâm chăm sóc cho từng người. Chỉ bằng vài hành động nhỏ, vài cử chỉ quan tâm ta đã thấy được tình yêu thương mà Bác dành cho những người lính thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Hình ảnh của Bác càng trở nên đẹp hơn qua cuộc đối thoại với anh bộ đội. Trước thái độ quan tâm của anh đội viên Bác tâm sự đầy chân thành và xúc động: "Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công... Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau". Làm sao chúng ta có thể không xúc động trước sự quan tâm, nỗi lo mà Bác dành cho dân tộc, cho đất nước? Bác thương lắm, thương vô cùng những người chiến sĩ thiếu thốn đủ thứ, chỉ có lá cây thay chiếu để nằm, manh áo dùng làm chăn trong những ngày buốt giá. Tấm lòng, tình yêu thương của Bác đã gợi nên sự xúc động mạnh mẽ trong trái tim người chiến sĩ: "Đêm nay Bác ngồi đó/ Đêm nay Bác không ngủ/ Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh". Hai câu thơ cuối đã nói lên trọn vẹn tấm lòng bao la, tình yêu thương tha thiết mà cả cuộc đời này Bác dành cho dân tộc, cho đất nước.

Từng câu, từng chữ lướt qua trong đầu ta, lắng đọng lại trong đó là cả một nhân cách lớn, một tình cảm lớn. Vẻ đẹp của Bác chính là sự hòa quyện giữa cái phi thường và cái bình thường, giữa cái giản dị thanh cao với một nhân cách lớn.

Không chỉ vậy, vẻ đẹp của Bác còn được thể hiện ở tình cảm, tấm lòng biết ơn, cảm phục của anh đội viên dành cho Bác. Đây là nhân vật chứng kiến toàn bộ hành động của Bác và cũng là người tham gia vào câu chuyện. Đầu tiên đó là cảm xúc băn khoăn, ngạc nhiên khi thấy trời đã khuya mà sao Bác vẫn còn thức. Nhưng chính anh đã tự giải đáp cho mình thắc mắc đó: "Đêm nay Bác không ngủ", không phải là Bác chưa ngủ mà là Bác không ngủ. Không ngủ để lo việc nước, việc dân. Hiểu được tấm long Bác nên chúng ta mới bắt gặp hình ảnh: "Anh đội viên nhìn Bác/ Càng nhìn lại càng thương". Sự quan tâm của anh đội viên đã được cất lên thành câu hỏi quan tâm ân cần:

"Bác ơi! Bác chưa ngủ?
Bác có lạnh lắm không?"

Qua hình ảnh anh đội viên cùng những suy nghĩ, tình cảm của anh về Bác, Minh Huệ đã khéo léo thể hiện được tình cảm, sự biết ơn của mình dành cho Người.

Thể thơ năm chữ được tác giả kết hợp khéo léo với các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm khiến cho hình ảnh Bác không chỉ hiện lên qua câu chuyện mà anh đội viên chứng kiến mà còn thể hiện được tình cảm của mình dành cho Bác.

Có thể nói bài thơ được viết bằng những tình cảm chân thành cùng cách viết giống như một câu chuyện đã khiến tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả cùng với những tình cảm yêu mến, biết ơn dành cho Bác.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 4

Không biết xuân đến như thế nào và thơ về xuân đẹp ra sao, chỉ biết con người sinh ra với một mùa xuân tươi đẹp tràn đầy nhựa sống và hơi thở trong hồn thơ, sống trong đời, nếu không có thơ xuân thì mùa xuân mất đi ý nghĩa với con người. Mùa xuân có vẻ đẹp riêng, có khi là “mùa xuân nho nhỏ”, có khi là “mùa xuân xanh”… và ở đây là bài thơ “Mùa xuân chín” tiềng “chín” nghe mới mẻ, rạo rực, có sức sống dồn nén đang âm thầm trào dâng, nghe nỗi khát khao trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Mỗi dòng thơ đều hơi đàn hồi, thấm đượm vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

Mùa xuân bắt đầu với một mặt trời mới lạ thường:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

Mở đầu bài thơ, nắng xuân không phải là tia nắng, tia nắng, cũng không phải là giọt nắng, mà là “mặt trời”. Từ “cách” như gợi lên một hơi thở nhè nhẹ, nắng mỏng mềm trải đều trong thơ và trong không gian. Mặt trời lại “sáng bừng” trong “khói mơ”, cảnh vật dịu dàng, đẹp đẽ và huyền ảo. Sương khói lẫn trong nắng; “ánh sáng” của mặt trời được tôn lên trong làn khói mơ màng mà “tan biến”. Ở đoạn thơ này, ngòi bút của nhà thơ đã chuyển sang thể thơ truyền thống, cổ điển miêu tả nắng xuân vừa chuyển động vừa tràn đầy yêu thương. Khung cảnh rất bình dị, chỉ là những “mái nhà tranh” hiện ra dưới “cái nắng chan hòa” nhưng vẫn gợi lên một sức sống yên bình, mộc mạc rất quen thuộc với mọi người. Nắng như rắc lên những “mái nhà tranh” một chút sắc xuân và hương thơm: “Gió xào xạc trêu tà áo xanh”. Tiếng gió “rung rinh” tà áo và màu “xanh” của lá là tình yêu của mùa xuân. Một từ “trêu” thật dễ thương, thật thân thương, như một chút gì đó mang hương vị đồng quê của những câu ca dao, câu hò xưa cứ văng vẳng trong lòng ta mãi. Gió cũng biết kén chọn, không phải áo nào cũng “trêu ngươi” mà phải chọn áo xanh mới cũng nên thơ và đẹp.

Tác giả miêu tả nắng, mái tranh, gió, rồi khái quát: “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”. Câu thơ có sự ngưng đọng, ngưng đọng của những cảm xúc ngọt ngào, lưu luyến nhưng lại mang một nỗi xao xuyến nao nao như đón “Bóng xuân sang”. Mùa xuân bước đi nhẹ nhàng như có thể cầm, có thể thấy ngay trước mặt mỗi chúng ta. Mùa xuân hiện lên trong mắt Hàn Mặc Tử sao mà dịu ngọt đến thế! Sau sự cô đọng và rung rinh như một sợi dây căng ra trong tâm hồn thi nhân, ở những câu thơ sau, mùa xuân lại về:

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,

Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi

Hình ảnh ẩn dụ “sóng cỏ” và ba từ “gợn tới trời,” gợi lên những ngọn cỏ xanh mướt đung đưa trong gió xuân nhè nhẹ. Cỏ như xanh mãi, luôn tươi trong không gian rộng lớn này. Gam màu “xanh” tràn đầy sức sống thanh bình trong thơ Hàn Mặc Tử cứ tiếp tục “gợn sóng tận trời”, nó trải dài miên man như thể vô tận, trải dài mãi, trải dài mãi, trải dài mãi rồi hòa mình vào hồn thơ. “Mùa xuân xanh” là hình ảnh ẩn dụ về những cô thôn nữ hát và “thì thầm gọi ai ngồi dưới lũy tre” lúa chín cùng mùa xuân và “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Những cô gái trong làng dần lớn lên, dần “trưởng thành” và đến tuổi lấy chồng, theo chồng. Thiên nhiên và lòng người lưu luyến mùa xuân đã qua, mùa xuân hồn nhiên đang dần qua. Hàn Mặc Tử bỗng như chạnh lòng, hụt hẫng, buồn như đánh mất một điều gì trong lòng khi mùa xuân đang chín… Mùa xuân chỉ thực sự “chín” khi có người và tiếng hát vang vọng. :

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây

Khúc hát giữa mùa xuân sao quen thuộc, đằm thắm quá. Tiếng hát “rớt mướt”, “ngây thơ” của những cô thôn nữ mùa xuân là một nét đẹp truyền thống của dân tộc, đẹp như ca dao, như hội xuân muôn thuở của xứ này. Câu thơ gợi lên sự “trưởng thành” trong tâm hồn của bao cô gái làng quê qua tiếng “vắt”, âm hưởng trong trẻo, tươi tắn của câu hát giao duyên trai gái quê mộc mạc mà trìu mến. Cảm và yêu say đắm cuộc đời thi sĩ Hàn Mặc Tử, ông cũng vô cùng xúc động trước bài hát này. Hai câu thơ vừa tả cảnh vừa tả người, mùa xuân vạn vật đâm chồi nảy lộc, xanh tươi thì đến con người. Âm thanh đọng lại trong từng âm tiết, âm rung, tiếng “ca” hòa với tiếng “thở” trầm, thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế và tài tình. Tâm hồn thi nhân như hòa nhập hoàn toàn vào vũ trụ âm thanh mùa xuân này. Tiếng hát như vút cao, như ngập ngừng, như lưu luyến giữa “lưng chừng núi”. Âm vang của câu hát như rung lên “Thầm thĩ” gợi bao cảm xúc rộn ràng trong lòng nhà thơ. Từ “hổn hển” được so sánh “như lời nước mây”, lời của thiên nhiên. Hai tiếng “hổn hển” như những hơi thở gấp gáp, gấp gáp đầy hương xuân, tình xuân và những cảm xúc mộng mơ chân thực đến lạ lùng. Lời cô thôn nữ thật đẹp, như hút hồn người, lấp đầy cả khoảng trống, góp phần tạo nên một “mùa xuân chín”. “vắt vẻo”, “Hổn hển”, “Thầm thĩ” là ba thanh điệu của ba âm thanh chín mọng của mùa xuân, thấm sâu vào tâm hồn con người để lắng đọng lại một cách nhẹ nhàng, chan chứa yêu thương. Sự đa âm của những khúc hát đồng quê làm say đắm lòng người, để rồi cùng nhà thơ bâng khuâng cảm nhận: “Nghe ra ý vị và thơ ngây”.

Gặp lúc mùa xuân chín ấy mà thổn thức:

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

Hình ảnh kỉ niệm là nhân chứng cho một nỗi buồn đẹp và lan tỏa rộng rãi. Nhà thơ nhớ người như nhớ một tình người, một tình quê; Kỷ niệm nào cũng thật buồn, bồng bềnh. Nhà thơ nhớ từng chi tiết, nhớ từng công việc cụ thể: “gánh gạo” trong một không gian cụ thể: “Dọc bờ sông trắng nắng chang chan”. Nhưng chỉ có “cô ấy” là người đọc không thể biết đó là ai, chỉ có tác giả biết “nhớ” mà thầm hỏi, mà lo sợ “mùa xuân chín” sẽ qua. Dường như với thơ Hàn Mặc Tử, tâm hồn Hàn Mặc Tử luôn khao khát được giao tiếp với cuộc đời, luôn có một cảm giác cô đơn, trống trải và thất vọng như vậy. Mùa xuân chín là một bài thơ xuân rất hay, là hình ảnh của mùa xuân vừa qua rực rỡ, rực rỡ, nồng nàn, nên thơ nhưng có chút buồn. Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu sắc cổ điển hài hòa kết hợp với chất mộc mạc, tươi trẻ, bình dị đã hé lộ một hình ảnh mùa xuân tươi mới, thơ mộng. Thanh xuân thật đẹp với những con người trẻ trung, hồn nhiên và đáng yêu. Yêu mùa xuân chín cũng là yêu quê, yêu nắng to, yêu mái tranh, yêu khung bầu trời, yêu tiếng hát của những cô gái xuân thì trên “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,”.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 5

Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ.

Bài thơ Mời trầu chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. bai thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.

Nhan đề bài thơ là “Mời trầu” cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định. Nhan đề là sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.

Trước hết hai câu thơ dầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.

Sang đến hai câu thơ sau thì thi sĩ muốn gửi đến những lời nhắn nhủ cho những bậc quân tử trên cõi đời này rằng:

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi

Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay. Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

Bài thơ như một dòng nhật kí của thi sĩ, Xuân Hương đã viết vào đó những tâm tư tình cảm của mình. bà là luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 6

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.

Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom - tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta”

Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 7

“Góc sân và khoảng trời” là một tập thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa – thần đồng thơ trẻ của Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968. Được gọi là “thần đồng thơ trẻ” bởi thiên hướng văn chương của tác giả đã được bộc lộ từ rất sớm khi mới chỉ có 10 tuổi. Sáng tác với những vần thơ mang hình ảnh lưu lại ký ức, những vần thơ ấy như những dòng nhật ký của nhà thơ trong suốt những năm tháng ấu thơ đầy hồn nhiên và vui tương. Tập thơ đạt số lượng lớn với hơn 100 bài được sáng tác bởi Trần Đăng Khoa, người con đất Hải Dương sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958.

Trần Đăng Khoa nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ” sinh ra tại Hải Dương, sống và lập nghiệp tại Hà Nội. Không chỉ xuất sắc với vai trò nhà thơ, ông cũng là một nhà báo và nhà văn đầy nhiệt huyết. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trường ban Văn học Nghệ thuật, giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Là một con người xuất chúng, hiện nay, ông đang giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam và rất thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ khi mới chỉ 8 tuổi. Thời điểm đó, ông đã đạt cho mình những thành tựu, với một số tác phẩm được in trên báo, một điều mà một đứa trẻ 8 tuổi khó có thể làm được. Đến năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên của sự nghiệp, đánh dấu một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của mình với nhan đề “Từ góc sân nhà em” vào năm 1968. Cùng thời điểm năm đó, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai chính là “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ này đã được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành.

Tập thơ bao gồm 52 bài thơ và sau này được bổ sung thêm lên 66 bài – bao gồm các bài thơ nổi tiếng đã được đăng báo của Trần Đăng Khoa. Tuyển tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa chứa đựng nhiều tác phẩm thơ nổi bật, ý nghĩa, ngôn từ giữ được trọn vẹn sự trong sáng của trẻ thơ do ông sáng tác từ thời điểm 8 – 10 tuổi. Đó cũng là một điểm nhấn ấn tượng, với sự tưởng tượng đầy hình ảnh sống động, độc đáo của trẻ thơ đã tạo lên tập thơ tuyệt vời gây hứng thú không chỉ đối với những người trưởng thành mà còn tạo hứng thú cho cả các bé thiếu niên, nhi đồng.

Tập thơ là sự khắc họa độc đáo thế giới con người, vạn vật qua con mắt của một đứa trẻ, chính vì thế mà độc giả bao thế hệ không bao giờ có thể quên được những bài thơ. Tài năng tinh tế và sự liên tưởng phong phú của tác giả khiến cây cối, động vật, con người trong thơ ông trở nên gần gũi, thân thiện và giản dị. Những điều bình dị của miền quê như con bướm vàng, sân vườn, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu đều được thể hiện rất đẹp trong các bài thơ.

Đặc biệt, nổi bật trong tập thơ là bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác vào năm 1968 là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ và được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc vào năm 1971. Bài hát nhanh chóng trở lên phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt từ nhiều người ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt được yêu thích bởi thiếu niên, nhi đồng.

Với tuổi thơ trong “Góc sân và Khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi,… Những hình ảnh ngây thơ, câu thơ trong trẻo, sự tưởng tượng phong phú của một đứa trẻ đã tạo lên sự thành công vượt mong đợi cho tập thơ.

Bởi thế mọi thứ hiện lên thật sống động, nhiều màu sắc. Tuy đơn giản nhưng khiến người đọc cảm thấy thích thú. Các sự vật, hiện tượng được nhân cách hóa, ẩn dụ giúp phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong các bé.

Tóm lại, “Góc sân và bầu trời” là một tập thơ xuất sắc lưu giữ những kỷ niệm những năm tháng tuổi thơ của tác giả. Đây là một cuốn sách phải đọc đối với những người yêu thích văn học và là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 8

Kính thưa cô giáo và các bạn!

Hôm nay, em xin được chia sẻ với cô giáo và các bạn về một bức tranh lịch sử và văn hóa của Việt Nam trong những năm 60 của thế kỉ XIX, thông qua bài thơ của Trần Tế Xương - "Vịnh khoa thi Hương". Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức cổ điển thể hiện sự đau đớn và châm biếm của nhà thơ đối với thực tế xã hội thời kỳ đó.
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh lịch sử. Năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, và cuộc khởi nghĩa của nông dân ngày càng bùng nổ. Trong "Vịnh khoa thi Hương" Trần Tế Xương đã tái hiện bức tranh thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự xót xa trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học mà còn phản ánh hiện thực nhốn nháo và ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Bài thơ "Vịnh khoa thi Hương" đưa ta vào thế giới của đề tài thi cử, một đề tài mà Trần Tế Xương đã khéo léo tận dụng để phản ánh tình cảnh đau đớn của dân tộc và xã hội. Bức tranh về kỳ thi Hương với sĩ tử đeo lọ, quan trường ồn ào, và những nhân vật quan trọng như Long và Mụ đã được nhà thơ đặc sắc hóa thông qua nghệ thuật đối, đảo ngữ, và ngôn ngữ khẩu ngữ giàu sức biểu cảm.

Nghệ thuật đối, đảo ngữ, tạo nên những hình ảnh hài hước mà đầy ý nghĩa. Bằng cách mô tả sự hỗn loạn và tạp nham trong kỳ thi, nhà thơ đã làm cho độc giả cảm nhận được sự buồn cười nhưng đau lòng của thực tại xã hội. Ông còn sử dụng những từ ngữ như "lôi thôi," "âm oẹ," để tạo nên hình ảnh hỗn loạn và thảm hại của sĩ tử trong kỳ thi.

Qua những dòng thơ của "Vịnh khoa thi Hương" chúng ta không chỉ nhìn thấy sự phê phán và phản kháng đối với chế độ thi cử, mà còn đối mặt với một Trần Tế Xương hài hước và châm biếm trước bức tranh khốn khó của thời đại. Bài thơ này trở thành một tác phẩm đa chiều, mở cửa cho nhiều diễn đạt và nhận định khác nhau từ độc giả.

"Vịnh khoa thi Hương" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc của Trần Tế Xương mà còn là một góc nhìn sâu sắc vào tâm hồn và tư duy của nhà thơ trong thời kỳ khó khăn. Bài thơ này là một tiếng hò reo, là lời kêu gọi tự do và công bằng, là tác phẩm nghệ thuật phản ánh tinh thần của một thời kỳ đau thương của đất nước Việt Nam.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 9

Bà Huyện Thanh Quan một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn bà để lại cho hậu thế không còn nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là phải kể đến bài Qua đèo Ngang. Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình, bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của bà khi trên đường vào kinh đô Huế nhận chức. Mở đầu bài thơ là bức tranh phong cảnh thấm đẫm nỗi buồn hiu quạnh:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Hai câu thơ mở ra không gian, thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ trung đại, đây đồng thời cũng là nét đặc trưng phong cách của Bà Huyện Thanh Quan: chiều tà và bóng hoàng hôn. Thời gian là buổi chiều nhưng không phải là lúc đầu hôm mà là chiều tà, thời điểm chuyển giao giữa chiều và tối, ánh nắng chỉ còn nhạt nhòa và sắp lặn. Không gian mênh mông, rộng lớn, với cả trời, non, nước nhưng tất cả đều im ắng, vắng lặng đến rợn ngợp.

Trong không gian đó, hình ảnh cây cối, hoa cỏ hiện lên có phần hoang dại, chúng chen chúc nhau mọc lên. Từ “chen” gợi sức sống mãnh liệt của muôn loài trước cái cằn cỗi của đất đai, cái khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời từ này còn gợi lên thiên nhiên có phần hoang dã, vô trật tự. Không gian và thiên nhiên cây cỏ hòa quyện vào nhau càng làm sâu đậm thêm ấn tượng về mảnh đất hoang vu. Bức tranh được điểm thêm hơi thở, sự sống của con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Những tưởng rằng với sự xuất hiện của sự sống con người quang cảnh sẽ bớt vắng lặng, cô đơn hơn nhưng thực tế lại không phải vậy. Sự xuất hiện của con người trái lại càng khiến cảnh vật thêm phần heo hút, hoang vắng hơn. Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng “lom khom” của những chú tiều, cái “lác đác” của mấy ngôi nhà ven sông kết hợp các từ chỉ số lượng ít ỏi “vài”, “mấy” khiến cho hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn.

Bức tranh về một thế giới cô liêu hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Nhìn lại cả hai câu thơ ta thấy chúng có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thủy, hữu tình: núi, sông, tiều phu, chợ. Thế nhưng những yếu tố ấy khi hợp lại với nhau và khúc xạ qua cảm nhận của nhà thơ lại gợi lên một miền sơn cước hiu quạnh, heo hút.

Bốn câu thơ cuối nói lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Những âm thanh của cuốc kêu cũng chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan. Tài dùng chữ của bà đã đạt đến độ điêu luyện: chữ quốc là nước đồng âm với chữ cuốc tức con chim, chữ gia là nhà gần âm với từ chữ đa là chim đa đa.

Chữ vừa ghi âm thanh nhưng đồng thời còn bộc lộ tâm trạng, ý tứ của tác giả, qua đó làm nổi bật tâm trạng, nỗi niềm của nữ sĩ. Vì phải xa quê hương, vào miền đất mới nhận chức nên bà nhớ nhà, nhớ gia đình. Còn nhớ nước tức là bà đang nhớ về quá khứ huy hoàng của triều đại cũ. Hai chữ nhớ nước, thương nhà được tác giả đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi niềm của bà.

Hai câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp nỗi niềm cô đơn khắc khoải của nhà thơ: “Dừng chân đứng lại trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta”. Không gian mênh mông khiến con người lại càng trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn. Sự vật tưởng là hòa quyện, gắn kết với nhau mà thực chất lại đang chia lìa đôi ngả, trời, non, nước được tách biệt với nhau bằng những dấu phẩy, đó là cái nhìn mang tính tâm trạng của chính tác giả.

Câu thơ cuối như là một lời khẳng định trực tiếp nỗi cô đơn đó “một mảnh tình” “ta với ta”. Đại từ “ta” không còn mang ý nghĩa chỉ chung, cộng đồng mà là cá nhân, chỉ một mình tác giả. Trong hai câu kết, tất cả là một sự gián cách, là một thế giới riêng, cô đơn đến tuyệt đối.

Không chỉ đặc sắc về nội dung, tác phẩm còn là điển hình mẫu mực về nghệ thuật cổ điển Đường thi. Bà sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, chuẩn mực về niêm, luật, đối, ngôn ngữ trau chuốt, mượt mà mặc dù đã được Việt hóa. Sử dụng thành công đảo ngữ, chơi chữ. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc, tả cảnh vật mà bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của tác giả.

Qua bài thơ “Qua đèo Ngang” ta không chỉ ấn tượng bởi nghệ thuật tài tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển đường thi và chất dân dã của dân tộc, mà còn bị cuốn hút bởi nội dung. Bức tranh phong cảnh đèo Ngang hiu quanh, mênh mông đã thể hiện tâm trạng buồn bã, nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của tác giả.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ - mẫu 10

Xã hội phong kiến luôn có sự chèn ép, ràng buộc tự do của những người phụ nữ bất hạnh, chỉ sống phụ thuộc, không làm chủ cho bản thân mình. Xã hội hiện đại bây giờ, phụ nữ luôn được tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử như ngày xưa nữa.

Tình cảm yêu mến, muốn được bảo vệ hạnh phúc tự do cho mình, cũng không hề kém cạnh các đại nam nhi. Đối với bà Huyện Thanh Quan tuy không đi ra chiến trường chiến đấu, nhưng bà đã gửi gắm tinh thần, sự cổ động mạnh mẽ vào thơ, để tiếp thêm một phần sức mạnh, công lao của mình cho đất nước.

"Qua đèo ngang" gợi lên sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của bà Huyện Thanh Quan làm tiêu biểu cho phong cách thơ. Bài thơ "Qua đèo ngang" được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh vào Phú Xuân(Huế) nhận chức và đi ngang qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú. Với 8 câu thơ mà đã thấy được những thần thái, cái hồn trong cảnh vật và con người trước cảnh núi rừng hiu quạnh.

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà". Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có "cây cỏ chen lá, đá chen hoa" hiu quạnh. Điệp từ "chen" khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để sinh sôi nảy nở.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Đến hai câu thơ tiếp theo thì mới thấy bóng dáng của con người. "người tiều phu" đi lượm củi vẫn tạo cảm giác vô định, "lom khom" từ ngữ nhấn mạnh thể hiện sự vất vả của người tiều phu, phải đi kiếm từng khúc củi, ước tính số lượng cụ thể, sự sống hiếm hoi, xa vời, tìm một người bạn trở nên khó khăn hơn. Tiếp đến hai câu thơ luận phần nào cảm xúc của tác giả như được thể hiện rõ nét hơn:

"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Giữa chốn rừng sâu vắng lặng, vang lên tiếng chim cuốc đau lòng não ruột. Đó cũng có thể là thanh âm thật là hay là tiếng lòng trong tâm trạng nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ để nói lên tiếng lòng mình trước cảnh. Tiếng chim kêu làm tăng phần cô quạnh, phải chăng đó là tâm trạng hoài vọng nhớ thương nước nhà?

Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh - hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng cùng.

"Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta"

Tiếng lòng non nước thấm thía, không san sẻ buộc nhà thơ thốt lên giãi bày "ta với ta" nghe chua xót. Chỉ ta mới hiểu được lòng ta, sự cô đơn như tăng lên gấp bội. Dù sầu muội như bà Huyện Thanh Quan vẫn cảm nhận được vẻ đẹp non nước dù nơi dừng chân có vẻ hoang sơ, nhưng đã tô lên vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của núi rừng.

Bài thơ "Qua Đèo Ngang" vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.

Xem thêm các bài văn mẫu 8 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác