Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 32 - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 32, 33 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài: Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 32 Tập 1 - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

* Truyện ngụ ngôn

          Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ưng xử của con người trong cuộc sống. 

          Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống. 

          Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân, ...Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc. 

          Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa. 

          Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, ... ) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. 

          Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được một khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện. 

          Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng ... ) 

          Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. 

* Tóm tắt văn bản và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản

          Văn bản có thể được tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ, bằng đoạn văn hoàn chỉnh hay bằng một dàn ý. Nhưng dù theo cách nào thì văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, cô đúc. Khi tóm tắt văn bản, ta phải lược bỏ các yếu tố phụ, ý phụ, giữ lại những yếu tố chính, ý chính của văn bản. 

* Dấu chấm lửng

          Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm ( ... ), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết. 

          Dấu chấm lửng có các công dụng: 

 + Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hopej với dấu phẩy đứng trước nó. 

Ví dụ: 

          Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên ...

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn) 

 + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng. 

Ví dụ: 

- Bởi vì ...bởi vì ...(San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh. 

(Nam Cao, Sống mòn) 

 + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 

Ví dụ: 

Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói: 

- Tao biết mày phải ...nhưng nó lại phải ...bằng hai mày. 

(Trương Chính – Phong Châu, Nhưng nó phải bằng hai mày) 

 + Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. 

Ví dụ: 

Nước từ trên núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi [ ...] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. 

(Duy Khán,Tuổi thơ im lặng) 

 + Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng: 

Ví dụ: 

Ò ...ó ...o ...

(Trần Đăng Khoa, Ò ...ó ...o) 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác