Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (ngắn nhất)
- Top 30 bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- (Kết nối tri thức) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- (Cánh diều) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Soạn bài: Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)
* Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một hoạt động. Đó chính là những mục mà người tham gia cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho hoạt động.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.
+ Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.
- Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động
- Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.
Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Thuyết minh về một quy tắc trong hoạt động dã ngoại (có cắm trại) ở đại bàn vùng núi
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa?
Trả lời:
Phần mở đầu có đã rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh, chính là giới thiệu một số lưu ý, quy tắc cần tuân thủ khi tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên ở địa phương của lớp
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không?
Trả lời:
Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này.
Bao gồm các quy tắc: Thứ nhất…Thứ hai…Thứ ba… Cuối cùng… và giải thích chi tiết những quy tắc an toàn đó.
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không?
Trả lời:
Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Em theo dõi văn bản.
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào?
Trả lời:
- Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách là sử dụng từ ngữ hàm ý nhấn mạnh “cần ghi nhớ”, “phải cẩn thận”, “phải làm vậy” và cụ thể hóa bằng những ví dụ thực tế rất rõ ràng.
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
Trả lời:
Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu khi khẳng định lại quy tắc, nhận định về độ tin cậy, ý nghĩa thực tế của quy tắc hoạt động.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?
Đề tài là hoạt động cần thuyết minh về quy tắc hay luật lệ. Các hoạt động thì rất đa dạng. Chẳng hạn, đề tài có thể là:
- Một hoạt động học tập
- Một hoạt động thể thao
Thu thập tư liệu
Tư liệu liên quan đến hoạt động có thể thu thập từ những nguồn khác nhau. Bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:
- Xác định một số ý tưởng chung: quy tắc, luật lệ gồm điểm chính nào…triển khai ra sao?
- Ghi lại bất cứ ý tưởng nào có.
Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Lần lượt viết các phần, em dựa vào số ý trong quy tắc luật lệ hoạt động để tổ chức số đoạn tương ứng. Trong khi viết có thể liên hệ với kinh nghiệm thực tiễn.
Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 1
Quy tắc trò chơi Ma Sói
1. Tổng quan cách chơi
Trò chơi chia làm 2 buổi ban ngày và ban đêm. Bắt đầu vào đêm đầu tiên, các vai trò đặc biệt sẽ được quản trò gọi dậy trong đêm, các vai trò như dân làng, cô bé sẽ ngủ suốt đêm cho đến khi trời sáng. Ban ngày là thời gian tất cả cùng thức dậy và cùng nhau thảo luận ai là sói để thực hiện treo cổ (có thể chọn treo cổ hoặc không). Bất cứ ai bị chọn treo cổ sẽ có khoảng thời gian để biện hộ cho mình, sau đó những người bình chọn sẽ biểu quyết là sống hoặc chết, nếu phiếu chết cao hơn, người đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi (không được tham gia bất cứ hoạt động nào sau đó, kể cả thảo luận).
Game có thể sẽ xuất hiện thêm phe thứ 3 nếu có các vai trò đặc biệt được người quản trò bỏ vào, càng nhiều người chơi thì sẽ càng nhiều vai trò. Số lượng sói, dân và phe thứ 3 cũng sẽ thay đổi theo số lượng người tham gia chơi.
Trò chơi sẽ kết thúc khi:
Phe sói có số lượng ngang phe người - Sói Thắng
Phe sói bị tiêu diệt hết - Người thắng
Phe thứ 3 thực hiện xong nhiệm vụ của mình - Phe thứ 3 thắng
2. Luật chơi cơ bản
Đêm đầu tiên:
Tất cả người chơi nhắm mắt lại "đi ngủ". Quản trò lần lượt gọi các chức năng đặc biệt "dậy", mỗi lần như vậy thì người chơi được gọi sẽ mở mắt "thức dậy", thực hiện chức năng đặc biệt của mình theo sự hướng dẫn của quản trò trong im lặng và nhắm mắt lại.
Ví dụ: Khi quản trò gọi: "Sói ơi, dậy đi.", những người chơi được giao cho nhân vật "Sói" để mở mắt và nhìn nhau. Quản trò nói tiếp: "Sói ơi, đêm nay Sói muốn giết ai?", những người chơi trong vai trò trên sau khi đã thống nhất (trong im lặng) sẽ chỉ tay về phía mục tiêu hay con mồi của mình. Quản trò sẽ ghi nhớ lại các nạn nhân và yêu cầu Sói đi ngủ: "Sói ơi, đi ngủ đi.".
Quản trò cũng sẽ làm tương tự như vậy đối với các nhân vật khác. Thứ tự gọi tên các nhân vật của quản trò có thể tùy thuộc vào cách xây dựng trò chơi của mọi người.
Ngày đầu tiên:
Quản trò sẽ thông báo người chết và thống nhất mọi người thời gian bàn luận cũng như cách để vote một người bị hành xử. Tuỳ thuộc vào việc cách chơi của bạn có yêu cầu rằng người chết sẽ bị tiết lộ danh tính hay không mà quản trò sẽ tiết lộ danh tính người chết (thường là không). Sau đó, những người sống sót sẽ tranh luận và loại một người chơi nào đó ra mà họ nghĩ là Sói.
VD: Thời gian để bàn luận là 3-5p. Sau đó mọi người sẽ bình chọn người mình cho là sói và người đó sẽ có 30s-1p để thanh minh. Cuối cùng mọi người sẽ cùng đưa ra quyết định muốn cứu hay treo cổ người này.
Những đêm tiếp theo:
Quản trò vẫn gọi các chức năng khả năng đặc biệt dậy và cho họ thực hiện chức năng của mình. Lưu ý nếu chơi theo luật ẩn vai trò, bạn sẽ phải gọi những nhân vật có chức năng đặc biệt đã chết dậy để không ai biết còn bao nhiêu vị trí còn lại.
Những ngày tiếp theo:
Quản trò sẽ thông báo người chết. Người đó tất nhiên sẽ thành hồn ma và không được nói một lời nào hết. Phiên tòa xét xử để tìm ra Ma sói vẫn tiếp tục diễn ra như ngày một.
Kết thúc game:
Game sẽ kết thúc khi người dân giết được hết Sói, hoặc số Sói bằng số dân làng, hoặc phe thứ 3 hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm - mẫu 2
Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.
Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một cả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.
Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.
Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST