Soạn bài Cốm Vòng - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Cốm Vòng trang 78, 79, 80, 81 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.
Trả lời:
Em đã từng ăn cốm. Cảm nhận của em là cốm rất thơm, bùi và ngon. Mùi hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm hòa cùng mùi của lá sen tạo thành mùi thơm rất đặc biệt.
Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung văn bản?
Trả lời:
Văn bản “ Cốm Vòng” giới thiệu một loại cốm nổi tiếng của làng Vòng.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng
Em chú ý quan sát từ ngữ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng trong quá trình đọc văn bản.
2. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?
Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh Cốm đi bán là những cô gái trẻ trung, mộc mạo, ưa nhìn và tràn đầy sức sống. Những cô gái quẩy hai bên gánh bước đi nhẹ nhàng dưới ánh ban mai, phảng phất theo sau hương cốm nồng nàn.
3. Theo dõi: Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?
Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:
1. Ngắt lúa
2. Tuốt lúa
3. Đảo trong nồi rang
4. Xay, giã thóc
5. Sàng thóc
6. Hồ
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về một đặc sản mang đậm nét văn hóa của một làng quê truyền thống – Cốm làng Vòng. Thể hiện nét đẹp trong văn hóa và con người.
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:
Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.
Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của cha ông ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?
Trả lời:
- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn văn: Thanh lịch, cao quý, từng chút một, không được phũ phàng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
- Đó là những tình cảm trân trọng, nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng.
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
Những chi tiết:
…. rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng. .
Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cúng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý.
Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Tác dụng của chúng là làm bài văn giàu cảm xúc hơn, chân thật và gần gũi với người đọc. Góp phần truyền tải trực tiếp những suy nghĩ của tác giả.
Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?
Trả lời:
Tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng nhẹ nhàng, tinh tế, yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị truyền thống.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?
Trả lời:
Chủ đề của văn bản là Quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản: Cốm Vòng em xác định như vậy.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
Trả lời:
Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại.
Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 1
Câu nói trên nói đến sự kết hợp vô cùng tự nhiên giữa lá sen, cốm và rơm. Đó đều là những tạo vật thiên nhiên ban tặng, giữa chúng có sự liên kết nhịp nhàng đến kì lạ. Lá sen ấp ủ cốm để làm cốm toát lên mùi thơm dịu mát của sen, cứ phải là rơm tươi buộc gói cốm mới thể hiện hết được vẻ đẹp của gói cốm nhỏ xinh.
Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 2
Hai câu hỏi trên như khẳng định hai nguyên liệu cần có trong các công đoạn làm cốm. Tác giả khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ tưởng phủ định mà để khẳng định phải có hai nguyên liệu ấy mới làm được cốm Vòng. Không chỉ cho ta thấy sự giản dị, bình dân trong nguyên liệu làm cốm, nó còn thể hiện một sự tôn trọng truyền thống, phải là nó và không thể thay thế bởi cái khác. Vì vậy, cốm Vòng luôn mang trong mình nét đẹp của cốm truyền thống.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST