Top 30 Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Tổng hợp trên 30 Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 1

Truyện kể về chàng Dế Mèn thanh niên cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng xốc nổi. Một lần nghịch dại, Dế Mèn trêu chị Cốc. Chị Cốc tưởng Choắt chêu mình nên đã mổ Choắt. Trước lúc chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng kiêu ngạo. Mèn rút ra bài học cho mình.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 2

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam... Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 3

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 4

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Đề cập đến phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía BắcTrong khoảng thế kỉ X – XVIII người miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chínhMột số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước (như gỗ dầu, gỗ sao)Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, măng. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây NguyênNgười Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển nhất là những người dân tộc Gia -rai, Ê-đê, MnôngCác buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo). Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 5

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt - người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 6

Bởi biết ăn uống điều độ, Dế Mèn đã trở thành một chàng dế rất cường tráng. Nhưng cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn coi thường tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc. Điều đó khiến cho Dế Choắt bị bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 7

Tấm là một cô gái xinh đẹp, hiền lành lại chăm chỉ. Cha mất sớm, một mình cô sống với mụ dì ghẻ và con gái của bà ta là Cám. Không chỉ bị bắt làm rất nhiều công việc vất vả, cô còn bị mẹ con dì ghẻ bắt nạt. Như Cám thì lừa cô lấy hết tôm cá để dành chiếc yếm đào. Dì ghẻ thì trộn đậu để bắt Tấm phân loại, không được đi chơi hội. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của Bụt mà Tấm vẫn vượt qua tất cả để đến dự hội, và trở thành vợ của nhà vua sau sự cố rơi hài. Sau khi là hoàng hậu, Tấm vẫn giữ những phẩm chất như xưa. Trong lần về giỗ cha, cô tự mình trèo lên cây hái cau, bị mụ dì ghẻ chặt cây hại chết. Sau đó, Cám mặc áo Tấm để vào cung hầu vua. Cô ta và mẹ mình nhiều lần giết chết hóa thân của Tấm là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi. Nhưng cuối cùng, từ đống tro tàn, Tấm vẫn trở về là hình hài con người trong quả thị. Cô và nhà vua nhận ra nhau qua miếng trầu têm cánh phượng. Vậy là Tấm được nhà vua đón về kinh, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi về quê.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 8

Tác phẩm Bầy chim chìa vôi kể về một trải nghiệm đáng nhớ của hai anh em Mon và Mên. Trong một đêm giông bão, vì lo lắng cho những chú chim chìa vôi nhỏ bé ở bãi cát giữa sông, mà hai anh em không thể ngủ được. Thế là họ đã thức dậy, quyết vượt mưa gió để ra bến sông xem tình hình của tổ chim. Ở đó, Mon và Mên đã được chứng kiến khoảnh khắc kì diệu với những khó khăn, nguy hiểm trong chuyến bay đầu đời của chú chim chìa vôi con. Nhưng thật may mắn, khi tất cả chúng đều đã vượt qua được và thành công theo bố mẹ sang bên kia bờ. Điều đó khiến hai anh em Mon và Mên cảm thấy hạnh phúc và vui sướng vô cùng.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 9

Văn bản Đi lấy mật kể về trải nghiệm một lần vào rừng lấy mật của nhân vật An cùng với Cò và bố nuôi. Khung cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật, ánh nắng ở nơi đây đều khiến cậu cảm thấy say sưa, thích thú ngắm nhìn. Trong chuyến đi ấy, An được biết nhiều thêm về cách tìm thấy bầy ong, cách dựng kèo, cách phán đoán hướng bay của bầy ong. Đặc biệt là cách thuần hóa ong rất riêng của người dân vùng U Minh.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 10

Truyền thuyết Thánh Gióng kể về người anh hùng mà nhân dân ta vô cùng ngưỡng mộ. Sau khi ướm thử vào một vết chân to kì la, người đàn bà tốt bụng mang thai và sinh ra Thánh Gióng. Suốt ba năm đầu đời, chàng không nói không cười, đặt đâu thì ngồi đấy. Mãi khi đất nước lâm nguy, chàng nghe thấy tiếng kêu gọi tìm người tài cứu nước của sứ giả thì mới cất lên tiếng nói đầu tiên. Sau lần đó, chàng lớn nhanh như thổi, phải cả làng góp gạo mới đủ sức nuôi chàng. Khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt đến, Thánh Gióng vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ. Chàng mặc giáp, cưỡi ngựa lao thẳng về phía địch. Chàng chiến đấu anh dũng, dẹp tan quân thù. Đất nước hòa bình, Gióng để lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời. Người dân tưởng nhớ công ơn đã lập đền thờ chàng và tổ chức lễ hội hằng năm.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 11

(1) Vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp lại nết na tên là Mị Nương. (2) Năm đó, nhà vua mở hội kén rể để tìm cho con một tấm chồng như ý thì đã gặp được hai ứng viên ngang sức ngang tài là Sơn Tinh và Thủy Tinh. (3) Vì quá khó phân thắng bại, Vua Hùng đã đưa ra thử thách là một danh sách sính lễ toàn vật quý hiếm, và yêu cầu ai đem đủ sính lễ đến trước là người chiến thắng. (4) Hôm sau, Sơn Tinh đem đủ sính lễ đến trước, thành công cưới công chúa Mị Nương. (5) Thủy Tinh đến sau rất tức giận nên đã trở mặt, dâng nước nhấn chìm thành Phong Châu, rồi đem quân đuổi theo Sơn Tinh. (6) Sơn Tinh chẳng hề sợ hãi, bình tĩnh dời núi, đắp tường chống lại dòng nước lớn. (7) Hai bên giao chiến hằng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh cạn sức trước nên đành rút quân. (8) Thế nhưng, hắn vẫn không chịu bỏ cuộc. (9) Mỗi năm một lần, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng trả thù xưa nhưng chẳng lần nào thắng trận.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 12

Ở một làng nọ có hai anh em trai với tính cách đối lập nhau. Người anh thì lười biếng, tham lam, người em lại hiền lành, chăm chỉ. Sau khi người cha qua đời, người anh cướp hết tài sản, chỉ cho người em một cây khế già cạnh túp lều nhỏ. Năm nọ, cây khế rất sai trái và thơm ngọt. Nhưng lại có một con chim lạ, thường đến ăn rất nhiều. Người em đành ra than vãn với chim, nhưng ngờ đâu con chim đó lại biết nói tiếng người, dặn anh may túi ba gang rồi đi theo mình lấy vàng. Từ đó, gia đình người em trở nên giàu có. Biết chuyện, người anh đòi đổi gia tài để lấy cây khế của người em. Hắn làm y như người em để được chim chở ra đảo vàng. Nhưng vì tham lam, hắn mang theo cái túi 12 gang, lại cố nhét thêm vàng ở túi áo, nên nặng quá chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp dông bão, thế là người anh bị rớt xuống biển sâu.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 13

Ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa xinh đẹp nhưng lại kiêu ngạo mà xấu tính. Bất kì ai nàng cũng tìm ra được khuyết điểm về ngoại hình của họ và đặt biệt danh để chê bai, dè bỉu. Ngay cả trong bữa tiệc chọn phò mã nàng cũng đã làm vậy, khiến nhiều người phải xấu hổ bỏ đi. Trong đó có một vị vua được nàng gọi là Chích Chòe. Điều đó khiến nhà vua vô cùng tức giận, quyết định gả công chúa cho một tên hát rong nghèo khổ rồi đuổi nàng ra khỏi hoàng cung. Rời khỏi cung điện, công chúa phải mặc những chiếc váy cũ, đơn giản, sống trong túp lều bẩn chật hẹp, ăn uống đói khổ. Cuộc sống ấy khiến nàng rất hối hận. Nàng càng ân hận hơn khi biết vị Vua Chích Chòe mà mình chê bai lại là người tốt bụng và vô cùng giàu có. Trong một lần nàng đến làm hầu bếp cho bữa tiệc của Vua Chích Chòe, cô nhận ra ông ta thế nhưng chính là người chồng hát rong của mình. Xấu hổ, tủi nhục và hối hận tột cùng, nàng bật khóc nức nở. Sau lần đó, công chúa và Vua Chích Chòe cùng nhau chung sống vui vẻ trong cung điện của mình. Còn nàng cũng trở nên hiền lành và biết thông cảm cho người khác, được nhiều người yêu quý hơn.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 14

Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bờ sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng nhiên, một con chim non đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ đến gần xòe đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên như để cổ vũ cho nó. Lúc đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Khi Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 15

Ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 16

Văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" đã cung cấp cho ta rất nhiều thông tin thú vị. Ở miền núi phía Bắc, Người Kháng, La Hán, Mảng, Thái, Cống,... sử dụng thuyền, bè, mảng. Trong khi đó, người Sán Dìu dùng xe quệt trâu còn người Mông, Hà Nhì, Dao,... dùng ngựa. Ở Tây Nguyên, người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc. Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 17

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 18

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 19

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 20

Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía thường chỉ di chuyển bằng cách đi bộ. Ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Các buôn làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài - mẫu 21

Trong khoảng thế kỷ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ven sông Đà, sông Mã hay sông Lam đã biết đóng thuyền và vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Người Thái, người Kháng thường chế tạo và sử dụng thuyền đuôi én. Người Sán Dìu lại dùng xe quệt trâu để vận chuyển. Những tộc người ở vùng núi cao như Mông, Hà Nhì, Dao thường cưỡi người và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Khác với một số dân tộc miền núi phía Bắc dùng trâu làm sức kéo, các dân tộc vùng Tây Nguyên thường dùng sức sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển, nhất là người Gia-rai, Ê đê, Mnông. Ở các buôn, làng gần sông, suối, người Tây Nguyên thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, thuyền không khác nhiều so với thuyền của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Việc dùng thuyền trên sông ở Tây Nguyên chỉ phổ biến với đàn ông, phụ nữ ít tham gia vào loại hình vận chuyển, đi lại này.

Xem thêm các bài văn mẫu 7 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác