Soạn bài Viết trang 97 (Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 7) - Cánh diều
Với soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 phần Viết trang 97 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thống kê tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn, tập hai
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Nghị luận |
Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Nghị luận |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” |
Biểu cảm |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Nghị luận |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Biểu cảm |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương |
Tự sự |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai
Trả lời:
Nội dung đọc hiểu |
Yêu cầu viết |
Đèo cày giữa đường |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Đức tính giản dị của Bac Hồ |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương |
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích một bài cụ thể về quy trình viết bốn bước được thể hiện trong sách Ngữ văn 7, tập hai.
Trả lời:
Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
a. Chuẩn bị
- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng
- Dự kiến cách trình bày văn bản
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở đoạn:
- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Thân đoạn:
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
c. Viết
- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập
+ Nếu viết khoảng 5-6 dòng:
Bài làm tham khảo
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
+ Nếu viết khoảng 10-12 dòng: Từ các ý lớn đã nêu bổ sung thêm các ý nhỏ hoặc các bằng chứng cụ thể lấy từ trong bài học
Bài làm tham khảo
Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Đề cập đến phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc. Trong khoảng thế kỉ X – XVIII người miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính. Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển. Thuyền của họ được đóng bằng các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước (như gỗ dầu, gỗ sao). Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển. Ngoài dùng thuyền, cư dân miền núi phía Bắc còn dùng bè, măng. Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển nhất là những người dân tộc Gia -rai, Ê-đê, Mnông. Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc (thường sử dụng các loại gỗ dầu, sáo). Việc dùng thuyền vận chuyển, đi lại trên sông ở Tây Nguyên chỉ phố biến với đàn ông. Có thể thấy các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú.
Kết đoạn:
- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều