Soạn bài Mẹ và quả - Cánh diều

Với soạn bài Mẹ và quả trang 26, 27, 28 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài: Mẹ và quả - Cô Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Chuẩn bị

2. Đọc hiểu 

* Nội dung chính: 

Soạn bài Mẹ và quả | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Hình ảnh mẹ và quả xuyên suốt bài thơ để thể hiện công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ, đồng thời tác giả thể hiện tình yêu thương, trân trọng người mẹ của mình.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý số chữ ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Trả lời: 

- Số chữ ở mỗi dòng thơ không giống nhau, dòng 8 chữ, dòng 7 chữ.

- Vần và nhịp thơ linh hoạt

- Từ “lặn” và “mọc” có nghĩa là chỉ mùa quả hết rồi lại có, hết lứa quả này lại có lứa quả khác.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh minh hoạ cho nội dung nào của bài thơ?

Trả lời: 

- Hình ảnh minh hoạ cho nội dung của bài thơ: 

Còn những bí và bầu lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?

Trả lời: 

- Hình ảnh trong câu thơ: Còn những bí và bầu lớn xuống/ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn => Tác giả dựa vào hình dáng quả bí quả bầu khi lớn lên, tác giả liên hệ ngay đến giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hi sinh, vất vả khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

Trả lời: 

- Từ quả ở khổ 1: là chỉ quả thông thường mà mẹ vun trồng mà được.

-Từ quả ở khổ 3: là chỉ những đứa con được mẹ sinh thành dưỡng dục.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ là lời của ai, nói với ai về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Trả lời: 

- Đây là lời của người con/ tác giả nói với người mẹ của mình: sự tần tảo, hi sinh vất vả của mẹ nuôi nấng các con; khi mẹ già yếu rồi nhưng các con vẫn chưa làm được điều gì cho đời.

- Tâm trạng và thái độ của tác giả: Thương mẹ, trân trọng mẹ và thể hiện sự băn khoăn day dứt khi chưa làm được điều có ích cho đời.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, người mẹ trong bài thơ là người như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó? 

- Người mẹ trong bài thơ là:

+ một người mẹ tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào người khác (mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng)

+ một người mẹ lam lũ vất vả tảo tần vì con (chúng tôi từ tay mẹ lớn, bí bầu mang dáng giọt mồ hôi, lòng thầm lặng)

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Trả lời: 

Nét độc đáo của bài thơ: 

- Từ ngữ, hình ảnh: giản dị, gần gũi thân thuộc, đó là hình ảnh mặt trời, cây bầu cây bí, hình ảnh mẹ với những giọt mồ hôi…

- Vần, nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 4/4…

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ (quả non xanh để chỉ người con chưa làm được việc có ích cho đời), hoán dụ (tay mẹ mỏi để chỉ người mẹ già yếu), so sánh (bí bầu- giọt mồ hôi), đối lập (lặn- mọc; tay mẹ mỏi- quả non xanh) 

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ" khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh"? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ"?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Trả lời: 

- Hai câu thơ nhà thơ hoảng sợ khi nghĩ mình vẫn còn là một thứ quả xanh non là bởi bản thân chưa đến độ chín, chưa trưởng thành, hoặc rộng hơn có thể chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong chờ của mẹ, có thể trở thành những người không tốt. Trong khi đó người mẹ “bàn tay mỏi”, sự mòn mỏi đợi chờ, không chịu đựng được nữa.

=> Qua đó chúng ta thấy được sự băn khoăn về trách nhiệm của bản thân, vừa là sự lo lắng về một điều tất yếu; sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. 

Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói hộ em được điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

Trả lời: 

- Em thích câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn nhất bởi câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. 

- Bài thơ nói hộ em: biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. 

Bài giảng: Mẹ và quả - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác