Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều
Với soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân trang 10, 11 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)
1. Chuẩn bị
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người: Bụng, Răng Miệng, Tay Chân họp bàn nhau cùng “đình công” chống lại Bụng Bụng chỉ ngồi không, nhưng sau đó họ đã nhận ra sai lầm, lại thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Từ đó, truyện nêu lên bài học nhân sinh sâu sắc: trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?
Trả lời:
- Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn: Các thành viên phải làm việc vất vả còn anh Bụng thì nhàn rỗi.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.
Trả lời:
- Phản ứng của các thành viên cơ thể:
+ Tay – bỏ hẳn gắp thịt
+ Miệng- nhất quyết không xơi
+ Răng – ngồi chơi
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?
Trả lời:
Kết quả cuối cùng:
+ Tay- oặt ẹo
+ Miệng- khô, đắng ngắt
+ Chân- không mang nổi cơ thể
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?
Trả lời:
- Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện, đó là mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
Trả lời:
Tóm tắt câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân bằng văn xuôi: Vào một ngày đẹp trời, các thành viên trên cơ thể họp nhau lại và đình công bởi lí do là Bụng nhàn nhã không phải làm việc còn các thành viên khác phải làm việc vất vả. Hành động cụ thể của các nhân vật là Tay bỏ hẳn gắp thịt, Miệng nhất quyết không xơi, Răng ngồi chơi. Và kết quả là các thành viên đều mệt mỏi rã rời và nhận ra hành động sai trái của mình và cùng nhau đoàn kết để có cơ thể khỏe mạnh.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).
Trả lời:
Khái niệm truyện ngụ ngôn |
Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
|
Giống nhau |
- Nội dung: mượn chuyện loài vật, đồ vật… để nói chuyện con người. - Bài học: rút ra bài học nhân sinh sâu sắc, kinh nghiệm sống - Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần |
|
Khác nhau |
- Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần - Nhân vật: loài vật, đồ vật -> Lấy loài vật, đồ vật để nói con người. |
- Thể loại thơ - Nhân vật: bộ phận trên cơ thể người-> Lấy bộ phận con người để nói chính con người |
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?
Trả lời:
- Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê- dốp và nêu nhận xét của em.
Trả lời:
- So sánh:
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) |
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp) |
|
Thể loại |
Văn xuôi |
Văn vần |
Nhân vật |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng |
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân |
Nội dung |
Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể |
Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể |
Bài học |
Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. |
Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. |
- Nhận xét: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện Ê- dốp có nhiều điểm giống nhau (nội dung, bài học), chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và một số nhân vật trong truyện.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều