Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân trang 10, 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ê-dốp (620-564 TCN), là một nhà văn Hy Lạp. Ông có cuộc đời đầy bất hạnh khi sinh ra là một nô lệ. Ông được coi là tác giả cố nhiều câu chuyện ngụ ngôn nhất trên thế giới. Câu chuyện của ông, qua hình ảnh những loài động vật nói chuyện với nhau, mang tính cách con người nhằm đưa ra nhiều bài học quý giá. Truyện của ông đã được xuất bản thành nhiều thứ tiếng trên thế giới.

- Trong cuộc sống, em chưa từng ghen tị, so bì với người khác. Nhưng em đã từng chứng kiến người bạn của em làm như vậy. Đó là một lần cô giáo treo phần thưởng là được điểm cao sẽ không phải trực nhật. Đúng lần đó em được điểm cao và không phải trực nhật. Hôm đến lượt em trực thì được phép chuyển tiếp cho bạn dưới. Thấy vậy, bạn được chuyển tiếp ấy tỏ rõ thái độ khinh bỉ, than phiền với các bạn xung quanh về việc em không trực nhật.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Truyện kể về Răng, Tay, Chân, Miệng vì ghen tị với Bụng mà rủ nhau không ăn uống gì, kết quả là các bộ phận đều bị mệt mỏi, không có sức để hoạt động.

Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bản là vì họ phải làm việc nhièu, trong khi đó, lão Bụng lại ung dung chén trán mà không làm gì.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Cách phản ứng của các thành viên: Tay bỏ gắp thịt, miệng từ chối nhai, răng không làm việc.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): 

Kết quả cuối cùng là các thành viên cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):  

Khổ thơ cuối có phải bài học của truyện bởi nó nêu ra được bài học quý giá: trong tập thể, mỗi cá nhân đều rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không nên đố kị hay ghen ghét người khác.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Đó là một hôm Răng, Miệng, Tay và Chân thấy mình phải làm việc vất vả mà Bụng chỉ có việc xơi nên họ rủ nhau không làm gì để  Bụng phải cùng chung tay làm. Kết quả là các thành viên trong cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Lúc này họ mới hiểu ra Bụng không hề chơi mà anh ấy cũng có việc khác phải làm. Từ đó, họ hiểu ra phải chung tay đoàn kết với nhau, cùng làm việc thì thân kia mới không bị ra rời.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Giống nhau

- Đều cùng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

- Đều sử dụng các danh từ chung

- Đều đưa ra bài học triết lí nhân sinh sâu sắc.

* Khác nhau

Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân là trong một tập thể, mỗi người đều có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, chúng ta nên tôn trong họ và tránh ghen ghét, đố kị.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):  

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp có nội dung tương tự nhau, đều nói về con người trong một tập thể. Khác nhau ở chỗ trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, đối tượng bị ghen tị ở đây là lão Miệng và được kể dưới dạng văn xuôi, còn trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân thì là Bụng và được kể dưới dạng thơ. Dù vậy, cả hai truyện đều đem đến cho ta bài học sâu sắc về cách cư xử của con người trong một tập thể nhất định. Ở đó, mọi người phải biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác