Top 30 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
Tổng hợp trên 30 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 1)
- Dàn ý Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 2)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 3)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 4)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 5)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 6)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 7)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 8)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu 9)
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (mẫu khác)
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 1)
Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.
Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc. Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”
Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.
Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.
Dàn ý Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên truyện thơ/ bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của tác phẩm) hoặc nêu định hướng của bài viết.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận
điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc/ người nghe.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 2)
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 3)
Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh.
Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.
Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:
"Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:
"Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".
Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân". Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy.
Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa:
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong".
Giọng thơ hùng tráng vang lên diễn tả trận đánh cướp đầy kịch tính hấp dẫn.
Lục Vân Tiên là một anh hùng vị nghĩa cao đẹp.
Đánh tan lũ cướp sơn đài, Lục Vân Tiên đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra cảm động và đầy tình người. Kiều Nguyệt Nga muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê, để cha nàng "báo đức thù công":
"Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi".
Nhưng Vân Tiên "nghe nói liền cười". Một nụ cười rất tươi, biểu lộ một tâm hồn cao cả: vô tư, hào hiệp, khảng khái. Chàng xem việc đánh cướp của mình là một hành động nhân nghĩa. Người tráng sĩ phải ra tay cứu nhân độ thế, diệt trừ cái ác, chở chẻ bênh vực người lầm than, bị áp bức. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì còn đâu đáng mặt anh hùng nữa?
"Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng''.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 4)
Từ lâu đề tài về tình yêu đôi lứa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả sáng tác được nên nhiều tác phẩm hay. Tiễn Dặn người yêu cũng là một trong số đó, tác phẩm nổi bật về phong cách sáng tác truyện thơ kết hợp rất nổi tiếng của dân tộc Thái. Những trắc trở trong tình yêu, trong hôn nhân đôi khi như thử thách nằm trên con đường dài dẫn đến hạnh phúc, mà chính những con người trong cuộc mới cảm nhận hết, đặc biệt tâm trạng từ phía người con trai- vế chủ động trong một cuộc tình mang đầy sâu sắc, da diết, được miêu tả rõ qua đoạn trích lời tiễn dặn.
Truyện thơ của các dân tộc chính là một câu chuyện dài kể qua lời thơ, phản ánh cho ta hiểu được nhiều phong tục tập quán, cũng như lối suy nghĩ, tình cảm của người đồng bào thiểu số. Tiễn dặn người yêu,được dịch cụ thể thành 1846 câu thơ,rất nổi tiếng,kể lại câu chuyện tinh yêu- hôn nhân qua lời của 2 nhân vật chính, trong câu chuyện có nhiều diễn biến tương ứng như mỗi quãng đường thăng trầm trong tình yêu của họ bao gồm cả những khát vọng hạnh phúc, nỗi đớn đau khi tình yêu bị chia lìa và cuộc đấu tranh kiên trì, quyết liệt của hai người để bảo vệ tình yêu,ta phải đặt mình vào trong tác phẩm một cách chân thành mới mong hiểu được biết cảm thông được với những biểu hiện mong ngóng người yêu ,cử chỉ ân cần, âu yếm và lời thề nguyền son sắt giữ trọn tình yêu của chàng trai , nó nằm tng đoạn trích Lời tiễn dặn, được lược bớt, gói gọn, tiêu biểu cho nội dung trên ở phần đọc thêm, sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 tập 1. Đoạn trích này đặc biệt hoàn toàn là lời của chàng trai, cùng tâm trạng đau đớn trên đường tiễn cô gái về nhà chồng, phải chứng kiến cảnh cô bị chính người chồng đánh đập, hình ảnh cô gái hiện lên gián tiếp trong lời nói chân thành của anh
Khi đọc ngay từ đầu hình ảnh quay chậm miêu tả hị qua lời anh rõ nét, luôn trong trạng thái níu kéo cho thời gian dài ra, cố trì hoãn những bước đi về nhà người chồng mà chị không hề muốn sống chung, mỗi chữ, chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn, mỗi cảnh rừng nàng qua đều biểu hiện sự tha thiết nhớ người yêu cũ, muốn gặp.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Các từ ngữ được dùng với độ dày đặc, lặp đi lặp lại như biểu hiện tính đau khổ, nỗi lòng nhớ thương của cô gái, mãi mong người yêu nhưng chẳng thấy anh.
Rồi anh cũng tới, sau bao nỗ lực của cô gái, vì họ hiểu nhau, vì họ như hẹn ước với nhau:
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
Lúc tiễn đưa này, anh – người đàn ông dân tộc Thái ấy, cử chỉ thân mật, tình cảm tuyệt vời, trước người con gái mình yêu, hoàn cảnh éo le hiện tại, anh cũng như chị, cũng muốn níu kéo thời gian giây phút ngắn ngủi được ở bên chị, Anh đòi hỏi với mong muốn tha thiết phải được dặn chị đôi lời mới chịu quay gót, phải dặn dù chẳng được nói chuyện nhiều như lúc xưa kia nhưng vì anh luôn cảm thấy chi hiểu mình, tin tưởng nhau tuyệt đối như ngày nào nên dù có dặn đôi câu cũng đã yên lòng quay gót đi.
Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái và trong tiễn dặn người yêu sao mà ngọt ngào, mở đầu đoạn trích Anh gọi chị là “người đẹp anh yêu”, đến lúc gặp được chị là một câu tự xưng “anh yêu của em” khẳng định tình yêu trong Anh vẫn nồng nàn, thắm thiết.
Phong tục của người Thái cũng lại vang lên đầy tính tình cảm, được nhắc đến trong hoàn cảnh này như sự suy nghĩ sâu xa cho tương lai hai đứa, đến một ngày mà viễn cảnh ấy u ám - là cái ngày một trong hai người chết đi:
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn !
Dù nhận thức hoàn cảnh hiện tại không hề chấp nhận, cho phép được hành động thân mật táo bạo của anh với chị, nhưng anh vẫn bất chấp, nhất mực, luôn muốn “kề vóc mảnh” gợi ra được sự mảnh mai, nhưng đầy kiêu sa, đẹp tuyệt của người con gái Thái muốn tìm về cái sự thủy chung đâu có gì là sai, anh suy nghĩ không lấy được nhau, có nghĩa không có ai thân yêu suốt cả cuộc đời nhưng vì có hơi hương da thịt người yêu ngay lúc này, mà khi chết xác sẽ cháy đượm, vong hồn được siêu thoát, không còn là kẻ cô đơn.
Tình cảm của người con trai ấy thật cao cả, đáng quý, không những chỉ yêu mình chị, còn dành cả tình yêu luôn cả đứa con riêng của cô gái. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải chấp nhận tình cảm, cũng như đứa con mà tạo thành bởi một cuộc tình không có cảm xúc, lạnh nhạt với người chồng hiện tại. Anh vẫn bao dung, trân trọng cô, anh nựng đứa con của người yêu như chính đưa con ruột của mình.
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
Tiếng nựng kia dù chân thành nhưng làm sao có thể tránh sự đau lòng, ai oán, khi tình yêu đến mà không được cùng nhau đi đến cuối cuộc đời,không được cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, những đàn con thơ. Vậy nên chàng dã thốt ra lời thề nguyện chan chứa tình cảm, , đầy sự quyết tâm về tình yêu sự sắt đá của cả hai người:
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về, Đợi mùa chim tăng ló gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già’’.
Đây cũng như là ý chính chủ đạo bao bọc của bài thơ, ý thơ hay dào cảm xúc. Có Thời gian cụ thể, bằng cả sự chân thành, tứ thơ bay bổng, lay động mà chân thật, gắn với hai mùa đầu và cuối trong một năm cũng tương tự như là đời người, dù không thể trọn vẹn tình yêu nơi tuổi thanh xuân trẻ trung, nồng nhiệt kia, nhưng tình yêu thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để tiếp nối lại, để tạo nên gia đình hạnh phúc của hai người, dù có khi đến tàn phai theo năm tháng họ đều đã về già nhưng sự chờ đợi nhau dù bao nhiêu lâu” tháng năm lau nở”, “nước đỏ cá về”, “chim tăng ló gọi hè”, tình yêu trong sáng ấy không bao giờ bị dập tắt như chính lời thề nguyền ngày nào.
Sự thủy chung son sắt trong tình yêu còn được thể hiện qua đoạn hai những ngày mà chàng trai còn lưu lại ở nhà chồng cô. Là người chứng kiến cảnh người chồng mới đánh đập, hành hạ cô ngã lăn quay bên cối gạo, khi cô trở thành một người khác luôn vì muốn sống trọn với lời thề nguyền cùng chàng, cô đã hóa mình thành một con người sống phản kháng không cam lòng với sự sắp đặt, giả bộ làm những việc để nhà chồng chán ngấy, ghét kinh mình, rồi cô cũng phải lâm vào cái tình cảnh quen thuộc bị đối xử thậm tệ không khác gì người ở cho nhà chồng, chàng trai ấy hiểu hết, đồng cảm, an ủi, chăm sóc cô trong giây phút cô tuyệt vọng nhất.
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho,
Tóc rối đưa anh búi hộ!
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày, anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau.
Anh vực cô dậy không chỉ về thể xác, còn về cả tinh thần, giúp cô có ý chỉ, nghị lực để sống tiếp quãng đường khó khăn này, còn cho nàng hiểu và nhớ rằng dù có chuyện gì xảy ra chàng vẫn luôn bên cạnh ủng hộ, cùng nàng vượt qua mọi chuyện.
“Tơ rối đôi ta cùng gỡ
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng”
Quay lại guồng gỗ tốt cán thuôn,
Về với người ta thương thuở cũ."
Đoạn thơ này kế tiếp bằng những hình ảnh bi thương- cái chết nhưng một lần nữa khẳng định lại cái quyết tâm kia, lòng dạ, ý chí của anh và cô đầy sự đồng lòng, sự sống mạnh mẽ vực lại tình yêu, không chấp nhận thực tại:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song."
Cái sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh này, bằng sự sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái
Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Toàn bộ đoạn trích có sự sử dụng thành thạo nhiều yếu tố nghệ thuật hấp dẫn, phương pháp diễn tả trùng điệp, lỗi kể chuyện xen lẫn tả thơ cuốn hút. Tạo nên sư cân đối nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu bộc lộ được sự ân cần, tận tình của người con trai dành cho người yêu xứng đáng, trọn vẹn, hành động xót xa, ân cần, đầy thương cảm, vang mãi trong ta lời thề nguyện tình yêu.
Quả đúng vậy, kết thức câu chuyện chính là một cái kết rất dân gian, rất có hậu, họ cùng nhau vượt qua số phận khắc nghiệt, đoàn tụ lại, làm lại cuộc đời mới có nhau dù khi cả hai đã không còn trẻ trung, chàng trai đã giữ đúng lời hứa với cô gái ngày nào, bằng chính lòng chân thành, lòng chung thủy, sự cao thượng. Sự trong sáng, chân chính của họ đã làm cho chúng ta một lần nữa tin rằng luôn có sự kì diệu trong cuộc sống này.
Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 5)
“Bích Câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là truyện Nôm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về một chàng thư sinh tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu và cùng nhau se sợi tơ duyên hạnh phúc. Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” nói về hoàn cảnh khiến chàng và nàng gặp nhau rồi kết duyên đôi lứa.
Câu thơ đầu đã cho người đọc cảm nhận được gia cảnh nghèo khó của chàng thư sinh Trần Tú Uyên.
Mưa hoa khép cánh song hồ
Cuộc đời thật nghiệt ngã với chàng khi cha mẹ chàng mất sớm, chàng một mình lủi thủi với căn nhà giữa hồ Bích Cầu, ngày đêm miệt mài đèn sách. Trong dịp dạo chơi xuân, tình cờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, chàng liền dõi theo sau được một quãng thì nàng biến mất không rõ tung tích. Từ đó, chàng ôm tương tư mà ngày đêm nhung nhớ.
Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi
Mâm chung một, đũa thêm hai
Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa
…
Cho hay tình cũng là chung
Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!
Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật. Rồi một ngày, Tú Uyên mua được một bức tranh nàng thiếu nữ với nét đẹp tựa như người chàng đang thương nhớ, chàng mua về treo trong nhà để “sớm khuya” ôm mộng. Chàng nghĩ về người thiếu nữ ấy đến nỗi ngỡ người trong tranh “phát phu”, tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh là người thật. Chàng ôm nhung nhớ đến “chồn” cả người, chồn ở đây có nghĩa là ốm yếu, không còn cử động được, chàng nhớ nàng đến mất ăn mất ngủ. Đến nỗi chàng còn ao ước “bẻ khóa cung trăng” để thấy được “chị Hằng” mà chàng ngày đêm mộng mị. Có thể thấy nỗi niềm tương tư, tình cảm của chàng thật sâu nặng giống như xuân Diệu đã từng viết bài thơ “Vấn vương”:
Anh chả hiểu vì sao vấn vương
Năm năm, như mấy chục năm trường
Vẫn là mắt mấy, làn môi ấy
Anh hãy còn thương, chẳng hết thương.
Một quãng thời gian sau, một hôm Tú Uyên bận công việc ở trường trở về nhà trời đã muộn thì thấy cơm nước được dọn sẵn. Không khỏi thắc mắc, chàng quyết định rình xem người bấy lâu nay chăm sóc, phục vụ bữa cơm miếng nước cho chàng là ai:
Một khi ra việc trường văn
Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng
So xem phong vị khác thường
Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào
Bếp trời sẵn đó hay sao?
Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!
Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp trời” mới làm được như vậy. Chàng quyết định rình một phen thì thấy một nàng thiếu nữ từ trong tranh bước ra:
Sáng mai cứ buổi ra đi
Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi
Trong tranh sao có bóng người vào ra?
…
Nàng rằng: “Bồ liễu phận thường
Vì mang má phấn nên vương tơ điều
Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu
Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên
Thỏa nỗi nhớ mong khi gặp được người trong mộng, mắt chàng rưng rưng “bên mừng bên lệ” thổ lộ tình cảm bấy lâu nay với thiếu nữ. Người tiên nữ e thẹn, ngại ngùng tự xưng là tiên nữ Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên hạ phàm xuống đất:
Ba sinh đã nặng vì duyên
Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ
Nhân duyên đã định từ xưa
Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân
…
Đã rằng: tác hợp duyên trời
Làm chi cho bận lòng người lắm nao!
“Ba sinh” ở đây chính là mối nhân duyên tiền kiếp của chàng và nàng. Mối nhân duyên vợ chồng đến bây giờ mới được “tơ trăng” nhờ ân đức của “tiên quân”, nên nàng ngỏ ý nguyện một lòng “tấm son” cùng chàng se mối nhân duyên này:
Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu”
Tấm son thề với trên đầu xanh xanh
Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau. Chim yến oanh bay theo từng đàn chúc phúc cho đôi trai tài gái sắc, trăng thanh, hoa nở mừng cho mối lương duyên này. Nàng hoa phép ra lâu đài nguy nga, lộng lẫy có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Thiên thời địa lợi nhân hòa chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y lả lướt, thiết tha.
…
Đong đưa khoe thắm đua vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.
Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” mang âm hưởng dân tộc rõ nét, bút pháp nghệ thuật tài tình trong xây dựng hình tượng nhân vật khi kết hợp tả cảnh với tả tình. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán mang nét mộng tưởng hoang đường về tình yêu. Ẩn chứa trong đó là tâm nguyện của tác giả về một vấn đề len lỏi trong xã hội. Đó là cái nhìn phê phán của tác giả về một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Mặt khác, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn thoát khỏi Nho giáo, tiến đến Phật giáo và Đạo giáo.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 6)
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.
Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.
Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.
Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.
Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.
Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.
Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.
Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…
Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người hoạt động trong hoạt động du lịch…
Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 7)
Cánh đồng bất tận là tên một tập truyện ngắn phát hành năm 2005 của Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là tên một truyện trong tập truyện ngắn đó được đăng báo lần đầu cùng năm. Tính đến nay, tập truyện đã được phát hành dưới dạng sách in và sách nói. Một vài truyện ngắn trong tuyển tập đã được chuyển thể thành phim và kịch.
Cả truyện vừa “Cánh đồng bất tận” và tập truyện ngắn cùng tên đã được dư luận phản hồi tích cực. Tập truyện đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108.000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm.Cùng trong năm 2005, truyện vừa “Cánh đồng bất tận” được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng “Hội Nhà văn Việt Nam” dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành. Năm 2008, tập truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên “Fält utan slut”.
Trước hết, nói về tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên “Cánh đồng bất tận”.
Được viết bởi một giọng văn mang âm hưởng đồng nội sâu sắc, “Cánh Đồng Bất Tận” như một sự chồng chất và tiếp nối của những bi kịch trong kiếp người. Mà quanh đi quẩn lại trong tấn bi kịch ấy, ta thấy được sự chất chồng ấy cũng bởi cái thiếu thốn lòng vị tha, chưa biết buông bỏ những nỗi oán hờn mà ra. Đọc mà thấy buồn da diết, cuộc sống mong manh mà người ta chỉ sống để dằn vặt nhau, cho đến khi hối hận thì đã muộn màng, rồi lại quay quắt trong mối ăn năn, dằn vặt. Một vòng tròn không có lối thoát.
Tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, mỗi lần đọc là thêm những cảm xúc mới. Đó là nỗi đau, là sự ám ảnh về cảnh nghèo của những người con Đồng bằng sông Cửu Long lam lũ, là sự thương xót cho tình cảnh éo le, kiếp sống lang bạt, hay sự cảm phục trước tình người sâu đậm, niềm tin vào tình yêu của con người. Mỗi câu chuyện là mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh éo le khác nhau: người bị phụ tình, kẻ bị ruồng bỏ.. nhưng trong đó đều chan chứa tình người, chan chứa niềm tin vào cuộc sống, vào con người.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của người dân Nam Bộ, đặc biệt là Nương và Điền. Hai chị em cùng bố trên chiếc thuyền nay đây mai đó và quá khứ về một người mẹ mà khi nghĩ về là xen lẫn cả niềm vui và nỗi buồn. Nương không được phép nhắc đến mẹ trước mặt bố dù trong lòng nhiều lúc lòng Nương cồn cào da diết nhớ!Khi vợ bỏ đi ông đốt nhà dẫn hai con lưu lạc khắp nơi không dừng chân ở đâu quá lâu và hai đứa nhỏ không được biết đến cái gọi là “Nhà”. Vì quá thương vợ,yêu vợ nên nỗi hận trong ông càng lớn khi vợ ra…
Sự xuất hiện của Sương như một cơn gió mới mẻ mang đến sự ấm áp cho Nương và Điền.Nhưng chính sự thù hận mù quáng của người bố là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của chị em Nương và Điền.Ông đã đẩy tất cả đi đến sự tuyệt vọng và đau khổ.Nương một cô gái hiền lành trong sáng lại phải gánh chịu nhiều đau khổ bất hạnh nhưng cô tha thứ tất cả vì hơn ai hết cô hiểu sự thù hận đáng sợ đến thế nào….Kết thúc câu chuyện có thể xem là hồi kết tốt đẹp,tất cả vẫn trôi theo dòng chảy và tuân theo một luật nào đó,quy luật bất thành văn về lẽ người,lẽ đời!
Tác phẩm viết về những con người chân chất của miền Tây. Họ tuy là những người nông dân nghèo, tay lấm chân bùn nhưng họ luôn giàu tình cảm. Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ có một điểm chung, luôn dành cho những người thân yêu của họ những điều tốt đẹp nhất, còn phần mình thì chịu nhiều nỗi buồn. Đọc tác phẩm mà thấy buồn rười rượi. Không phải là một tập truyện như những tác phẩm khác. “Cánh đồng vất tận” gồm nhiều câu chuyện nhỏ góp nhặt nên.
Dù vậy, câu chuyện nào cũng mang một nỗi buồn man mác. Không hiểu tại vì sao tác giả lại viết ra những câu chuyện buồn đến thế? Tuy vậy, tác phẩm vẫn rất hay, nó khắc họa rõ nét đời sống thường ngày của người dân miền sông nước, khắc họa rõ bản tính thật thà của họ. Những con người luôn lênh đênh trên chiếc ghe của mình, cứ chông chênh, chồng chềnh, rày đây mai đó, không biết đến khi nào thì mới có thể tìm được một bến bờ cho mình.
Quyền sống và hạnh phúc của con người đã được nói đến nhiều. Nhưng ở “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư muốn cảnh báo con người về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Không gào thét, không ồn ào nhưng nếu đọc tác phẩm mà bên trong bạn không quặn thắt những đợt sóng về nỗi niềm băn khoăn về kiếp sống làm người.
Một tác phẩm đúng chất của Nguyễn Ngọc Tư. Giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm tình người. Nó tái hiện lại một vùng quê đầy lam lũ, tình cha dành cho con thắm thiết đến cảm động. “Cải ơi!” tiếng người cha gọi con về nghe thật xót xa. Có thể hành động có phần hơi “lúa” của người cha trong truyện ấy làm ta bật cười, nhưng đằng sau những tràng cười do lại là một bài học đầy ý nghĩa về tình gia đình cao cả. Qua cuộc sống lam lũ ầy, họ có buồn phiền, nhưng họ không hề chán nản, một nghị lực sống phi thường thật đáng để ta học hỏi. Đấy là những tình cảm, những bài học thâm thúy mà tôi nhận được từ một “Cánh đồng bất tận” khác, cánh đồng “tình người” trong chất văn Nguyễn Ngọc Tư.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 8)
Khi nhắc tới nhà thơ, nhà văn hóa lớn Nguyễn Du ta sẽ không khỏi choáng ngợp bởi tài năng xuất chúng của ông đã đóng góp cho nhân dân, cho đất nước giữa giai đoạn lịch sử đầy rẫy những biến động, ông còn được ca ngợi và được người đời gọi là “đại thi hào của dân tộc’. Phải kể tới những tác phẩm mang danh của ông, một trong số ấy được xem là một kiệt tác văn học mà ai ai cũng biết tên, tạo ra một dấu ấn, một nét rất riêng biệt và nổi trội cho nền văn học trung đại Việt Nam đó không thể nào khác chính là “Truyện Kiều”.
Nguồn gốc của bộ truyện thơ kinh điển này bắt nguồn từ cảm hứng dựa trên tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều truyện lừng lẫy của tác giả Thanh Tâm tài nhân- Trung Quốc. “Truyện Kiều” được bắt đầu viết vào đầu thế kỉ XIX (1805 - 1809), bộ truyện đã được viết toàn bộ theo thể thơ lục bát và bằng chữ Nôm một cách ấn tượng, bao gồm 3254 câu, đương nhiên mang những dấu ấn rất riêng biệt khác xa với bản gốc vì những sáng tạo lớn về mặt nội dung và nghệ thuật của tác giả này. Truyện Kiều mang tên gốc là “Đoạn trường tân thanh” có nghĩa là “tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột", hiện lên trong mỗi chúng ta sự tò mò và xót xa cho nhan đề này, cho toàn bộ cả câu truyện và cho chính những nhân vật trong đó. Mang đậm hồn phách dân tộc thời đó, những bất cập rất nhức nhối trong cái xã hội vô cùng đen tối ấy và trên hết thảy tác giả đã hòa nhập vào nhân vật nữ chính để mang đến sự cảm thương sâu sắc cho cả một thế hệ những người phụ nữ trong cái xã hội đầy những bất công, họ đã bị chà đạp, cùng những ước mơ và khát vọng chính đáng trong sự suy nghĩ mới là những thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm thông qua câu chuyện.
Ta hoàn toàn có thể tóm tắt được tác phẩm để dễ dàng tìm hiểu cho sát ý với tác giả, chia truyện ra làm 3 phần rõ ràng như sau: phần thứ nhất chính là phần miêu tả sự gặp gỡ và đính ước, phần thứ hai nói về cảnh gia biến và lưu lạc, còn phần thứ ba chính là sự đoàn tụ cho các nhân vật, cho câu truyện một cái kết có hậu nhất mà tác giả có khả năng làm. Một cuộc hành trình dài đằng đẵng có điểm đầu và điểm kết thúc, có cả những niềm vui lẫn bất hạnh của nhân vật chính, nó cứ nối tiếp nhau thông qua từng con chữ để rồi ta có thể thấm dần, ta thấu hiểu được nên không thể rời mắt.
Truyện kể về một cô gái tên là Thúy Kiều, những nhân vật phụ sẽ có mặt vào từng giai đoạn, mỗi bước đi trong cuộc đời Kiều như Vương ông, Vương bà là bố mẹ của nàng, Thuý Vân cô em gái của Vương Thuý Kiều, Kim Trọng là ý trung nhân của nàng, Mã giám sinh là người mua Kiều từ Tú Bà, Từ Hải là một người anh hùng đã cứu lấy cuộc đời Kiều, đem tới cho Nàng những niềm tin và hy vọng mới vào cuộc đời,…, hay những hoạt cảnh hết sức đẹp đẽ và hư ảo đã được tác giả sử dụng bằng những bút pháp nghệ thuật đặc sắc và cái nhìn phóng khoáng có thể sáng sủa hay u ám của người thi sĩ, chỉ khiến cho ta nhấn mạnh vào sự tập trung đến cách thể hiện, cách đối mặt và tâm trạng giữa chuỗi cuộc đời đầy bấp bênh của nhân vật nữ chính đồng thời cũng xót xa trước những tai ương mà Kiều đã gặp phải do vẻ đẹp cũng như tài năng của nàng mang lại. Ở Kiều là mọi thứ có khả năng biểu lộ dường như đạt tới độ hoàn mỹ.
Bắt đầu là những đoạn văn tả về hai chị em, tiếp đến là những dòng thơ khi Kiều thăm mộ Đạm Tiên, phân đoạn Kiều đến gặp Kim Trọng cũng được tác giả đặc biệt chú tâm. Rồi là sự bày tỏ những cảm xúc và thái độ đúng mực, ấn tượng của nàng về quyết định sẽ tự bán mình để chuộc cha, và rồi hàng tấn bi kịch dành cho nàng cũng khiến cho ta phải day dứt và suy nghĩ đe dọa, chà đạp lên giá trị bản thân Nàng từ đoạn Kiều rơi vào tay của Mã giám sinh và Tú bà, Kiều bị mắc lừa Sở Khanh. Và tác giả đã viết những dòng tâm sự hết sức chân thực của nàng trước sự cứu thoát dù rất nhỏ nhoi chính là Kiều được gặp Thúc sinh, đoạn Kiều và Hoạn thư lại là nỗi cay đắng với Nàng, rồi cuối cùng mở ra một hướng đi mới cho cuộc đời của Kiều chính là lúc Kiều gặp Từ Hải. Rồi cũng đến cái ngày mà ai đó đều mong chờ và bất ngờ là đoạn Kiều báo ân trả oán, Kim Trọng đi tìm Thuý Kiều và cuối cùng kết thúc có hậu đã tới “Thuý Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình sau mười năm lưu lạc, và làm bạn tương giao tình nghĩa với Kim Trọng”.
Những hình thức nghệ thuật đã được tác giả hết sức chú trọng trong Truyện Kiều, thể hiện sự thành công bậc thầy khi đã hội tụ đầy đủ những biện pháp nghệ thuật vô cùng tài tình của ngôn ngữ dân gian đã đạt tới đỉnh cao, của giọng điệu thơ lục bát để dễ dàng in đậm trong lòng của người đọc, những biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt,... từ sự miêu tả thiên nhiên cho đến con người bằng sự quan sát và nhập tâm vào nhân vật rất sâu sắc.
Và còn những giá trị mà tác phẩm đã đem lại thì sao? Nó có một sức ảnh hưởng cũng không hề nhỏ đối với xã hội, như PGS. Nguyễn Thạch Giang đã từng phát biểu khi nghiên cứu về kiệt tác quý báu bậc nhất này:“… Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung…..”
Tác phẩm rất giàu giá trị hiện thực vì trong đó sẽ phơi bày rõ nét nhất về hiện thực xã hội phong kiến vô cùng bất công, là sự phản ánh nỗi khổ đau và bất hạnh của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Bên cạnh đó, hoàn toàn có thể nói rằng giá trị chính trong “Truyện Kiều” chính là giá trị nhân đạo thấm đẫm tình yêu thương, mới mẻ lại vẫn giữ được những nét truyền thống do tác giả biết trân trọng vẻ đẹp giá trị trong con người cao hơn thiên nhiên, thông qua nhân vật Kiều, tác giả còn rất thương xót cho cả một kiếp người đã bị chà đạp, khinh rẻ, đồng thời tố cáo và phê phán hết thảy những thế lực chà đạp lên con người, ông đã thể hiện được ước mơ hết sức cao cả của cả một thế hệ đó là ước mơ một cuộc sống có sự công bằng, cái thiện sẽ được khuyến khích còn cái ác phải bị trừng phạt.
“Truyện Kiều” dù phải trải qua hàng trăm năm lưu truyền vô cùng rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với tất cả tầng lớp độc giả, vì vậy “Truyện Kiều” đã được giới thiệu rộng rãi ra khắp các nước trên thế giới, dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để tiện nghiên cứu về cái đẹp, cái nét riêng biệt, quý đại diện của nền văn học nước Việt, cũng để ta có thêm niềm tự hào về sự đóng góp từ một nhân vật vô cùng xuất chúng chính là tác giả lớn Nguyễn Du.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 9)
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.
Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.
Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.
Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.
Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.
Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.
Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.
Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…
Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người hoạt động trong hoạt động du lịch…
Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - (mẫu 10)
“Nàng Ờm - chàng Bồng Hương” là truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Mường. Tác phẩm có nội dung ý nghĩa, hình thức thể hiện độc đáo, thể hiện được lối tư duy phóng khoáng, giàu hình ảnh của người miền núi.
Về mặt nội dung, tác phẩm đề cao tình yêu, sự tự do và khát khao hạnh phúc chân chính của con người. Qua lời kể của nàng Ờm – người con gái trong cuộc tình ấy, ta có thể thấu hiểu được hoàn cảnh, sự thủy chung của con người khi yêu và những rào cản xã hội khắt khe.
Các cố, các mẹ ơi!
Hôm nay trăng sáng đẹp trời
Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết
Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay
Trong những gian nhà lớn giữa núi rừng tĩnh mịch, mọi người quây quần bên bếp lửa hồng để cùng nghe những câu chuyện xa xưa về bản, về mường. Linh hồn nàng Ờm tự lên tiếng kể về số phận của mình vào một đêm trăng sáng đã tạo cho câu chuyện màu sắc huyền bí, thiêng liêng. Câu chuyện của nàng chính là “kiếp khốn”, “kiếp khổ” - bi kịch tình yêu bị đẳng cấp xã hội, khoảng cách giàu - nghèo ngăn cấm.
Cái chuyện con Ờm
Trên núi Làn Ai
Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành
Làng Ca Da, mường Kỳ Ống
Để các mẹ suy đi nghĩ lại
Mà thương cho cái kiếp con người
Các mẹ sống trên đời
Đừng chê người ăn ngón
Đoạn thơ là lời nàng Ờm tự giới thiệu về mình. Quê nàng ở Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống. Cành Nanh, Ca Da, Kỳ Ống đều là các địa danh thuộc miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa - nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc Mường. Những chi tiết khác về gia cảnh của nàng Ờm nằm trong những phần khác của truyện thơ. Ngược lại với chàng Bồng Hương có hoàn cảnh nghèo khổ thì Ờm sinh ra trong gia đình giàu có nên cha mẹ rất nghiêm khắc và khuôn phép. Ờm và Bồng Hương đã biết nhau từ nhỏ. Lớn lên, họ yêu nhau và có ước mơ hạnh phúc giản dị, chân thành:
Ăn chung một gian
Uống nước chung một máng
Xỉa răng chung một ống
Chết hay sống cùng trọn một đời.
Bất hạnh thay, biến cố ập đến. Tình yêu sâu nặng của họ bị xã hội và gia đình phản đối. Ờm và Bồng Hương đã cùng nhau bỏ trốn lên núi Làn Ai. Những tháng ngày ở Làn Ai, hai người sống rất hạnh phúc. Khi sống cùng nhau, Bồng Hương làm việc không ngơi tay, Ờm cũng cũng làm lụng chẳng ngừng nghỉ. Buổi sáng nàng chăn lợn, chăn gà, buổi chiều lại đi cấy. Điều này cho thấy ý thức vun vén cho tình yêu, sự cần cù, nghiêm túc xây dựng cuộc sống của hai người. Bồng Hương đã tính đến chuyện sẽ cùng người yêu bỏ sang mường khác sinh sống. Nhưng vì sợ quyền cha, phép mẹ sẽ tìm đến hành hạ hai người lần nữa nên Ờm đã ăn lá ngón để kết liễu đời mình, giữ trọn lời thề tình yêu. Bồng Hương cũng ra đi theo người yêu. Thế nên, Ờm mới nói rằng: “Các mẹ sống trên đời/Đừng chê người ăn ngón”. Hành động ăn lá ngón là để chứng minh và bảo toàn cho tình yêu và danh dự, không phải một hành động bộc phát. Chỉ có nàng mới có thể thấu hiểu được chính hoàn cảnh và nỗi đau của mình khi ấy để đi đến quyết định đau đớn.
Nàng Ờm không hận thù, ghét bỏ mà vẫn mong cho những người ở lại “sống lâu trăm năm”, “thêm trăm ngàn tuổi”, “nên bố nên mẹ”, “giàu sang”. Ờm vẫn trân trọng và thương nhớ quê hương, mong ước được quay về giãi bày tình yêu và nỗi khổ đau cho mọi người thấu tỏ, thương xót. Nàng Ờm mong rằng sẽ không có đôi lứa nào phải tủi, phải đau giống như nàng. Thế nhưng, Làn Ai cùng tình yêu với chàng Bồng Hương đã níu chân nàng ở lại ngọn núi:
Nhưng em không về, con gà nó đợi
Nếu em không về, con lợn nó mong
Gà nó bới rẫy bông
Lợn ăn rỗng phá ha
Đoạn trích kết thúc bằng lời mời gọi mọi người lên thăm núi Làn Ai và khẳng định nghĩa tình con người làm nên nghĩa tình cho sông núi.
Về nghệ thuật, tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình cùng lối nói giàu hình ảnh, phép điệp, ngôn giữ có nhịp điệu, giản dị và trong sáng, lời thơ có nhiều vế đối nhau cân xứng.
Như vậy, truyện thơ “Nàng Ờm – chàng Bồng Hương” có nội dung sâu sắc, giàu tính nhân văn và được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc. Tác phẩm xứng đáng được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong thời đại hiện nay.
Xem thêm các bài văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST