Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trang 99 → trang 107 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

* Một số điều cần lưu ý về kiểu bài:

- Kiểu bài: Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng từ quá trình khảo sát thực tế hoặc thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.

- Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Trình bày đầy đủ, thuyết phục các kết quả nghiên cứu thu nhận được.

• Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

• Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.

• Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...

• Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục:

Tên đề tài/ nhan đề báo cáo

Tóm tắt: Trình bày tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

Từ khoá: Nếu từ ba đến năm từ quan trọng liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Mở đầu

– Nêu vấn đề nghiên cứu.

– Trình bày lí do chọn đề tài.

– Nêu câu hỏi nghiên cứu.

– Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

Nội dung chính

– Trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài.

– Trình bày kết quả khảo sát, đề xuất giải pháp hoặc/ và kết quả thực nghiệm (trích dẫn phù hợp, đúng quy cách; sử dụng các phương tiện hỗ trợ để làm rõ kết quả nghiên cứu (bảng biểu, sơ đồ...)).

Kết luận

– Tóm lược nội dung bài viết, khẳng định ý nghĩa, giá trị của kết quả nghiên cứu.

- Gợi mở hướng phát triển của đề tài (nếu có).

Tài liệu tham khảo

Trình bày danh mục tài liệu tham khảo: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/ tạp chí (theo trình tự A, B, C)

Phụ lục (nếu có).

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm lắt nội dung của từng phần.

Trả lời:

Văn bản gồm 4 phần:

- Phần 1: Tóm tắt

+ Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam.

+ Tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

- Phần 2: Mở đầu: 

+ Nêu vấn đề nghiên cứu, lý do thực hiện nghiên cứu và nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

- Phần 3: Nội dung nghiên cứu: 

+ Nêu cơ sở lý luận.

+ Trình bày kết quả khảo sát. Lý giải, phân tích ý nghĩa các dữ liệu.

+ Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.

- Phần 4: Kết luận và khuyến nghị:

+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu

+ Trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy lí giải.

Trả lời:

- Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu: 

+ Thực trạng công tác bảo tồn chim các khu bảo tồn như thế nào?

+ Có giải pháp nào để quản lý đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung?

- Kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu vì:

+ Kết quả khảo sát đã giải đáp những câu hỏi nghiên cứu bằng những dẫn chứng, số liệu cụ thể.

+ Đề xuất được một số giải pháp để khắc phục việc quản lý đa dạng chim nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm?

Trả lời:

- Cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản của bài báo cáo, đồng thời hiểu được cách làm và độ xác thực của các thông tin mà người viết đưa ra.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát hoặc thực nghiệm là gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc lý giải kết quả khảo sát thực nghiệm là nhằm giải thích, làm rõ các số liệu, bằng chứng đã khảo sát được giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu được thông tin mà người viết truyền tải.

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Danh mục các tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa?

Trả lời:

- Danh mục tài liệu đã được trình bày đúng quy cách gồm: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/ tạp chí (theo trình tự A, B, C).

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?

Trả lời:

-  Những lưu ý về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên:

- Cần xác định được vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

- Các kết quả nghiên cứu cần trình bày đầy đủ, ngắn gọn, thuyết phục người đọc.

- Ngôn ngữ chính xác, khách quan. Các tài liệu tham khảo cần ghi nguồn dẫn đầy đủ.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà bạn và nhiều người quan tâm.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Khi chọn đề tài nghiên cứu, bạn cần lưu ý:

• Đề tài có tính cụ thể, tránh chung chung hoặc quá rộng. • Đề tài có tính thời sự, được nhiều người quan tâm.

• Đề tài có tính thực tế.

thực thi khác dồi dào. sáng tạo

• Có nguồn tài liệu tham khảo dồi dào.

• Phù hợp với quỹ thời gian và kinh phí cho phép.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu

Trước khi thực hiện viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần xác định:

• Người đọc bản báo cáo này có thể là ai?

• Báo cáo này có thể được công bố ở đâu hoặc gửi đến đâu (trang web của trường cuộc thi nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học,...)? Thể lệ viết bài của cuộc thi hoặc tạp chí khoa học đó là gì?

• Mục tiêu nghiên cứu (những điều mà người nghiên cứu mong muốn đạt được khi hoàn thành nghiên cứu) là gì?

Lưu ý: Kết quả của nghiên cứu này phải có ích cho cộng đồng

• Câu hỏi nghiên cứu: Ai? Cái gì? Như thế nào? Bằng cách nào? Tại sao?

Bao nhiêu,... Ví dụ: Một học sinh thường đến thư viện trường để đọc sách, tìm sách bao nhiêu lần trong một tháng? Nguyên nhân của thực trạng và giải pháp khuyến khích học sinh đọc sách là gì?

• Xác định đúng câu hỏi nghiên cứu sẽ định hướng cho người nghiên cứu tài liệu tham khảo cần đọc; cơ sở lí thuyết cần làm rõ; cách tổ chức điều tra/ thực nghiệm, công cụ đánh giá đối tượng khảo sát/ thực nghiệm; cách thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá ý nghĩa của dữ liệu.

• Phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung nghiên cứu (ví dụ: phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp khảo sát thực trạng, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê và xử lí dữ liệu,...).

Thu thập tư liệu

Để có cơ sở và số liệu thực hiện báo cáo nghiên cứu, bạn cần thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài. Ví dụ như tài liệu trình bày các khái niệm, định nghĩa về đa dạng sinh học, các hình thức bạo lực học đường.... Các tài liệu này cung cấp cho chúng ta cơ sở lí thuyết để thực hiện nghiên cứu đồng thời cho biết vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện hay chưa, thực hiện ở mức độ nào,... Vì thế, các tài liệu cần có độ tin cậy và chính xác. Bạn có thể tìm tư liệu ở những địa chỉ dưới đây:

• Trang web của các tổ chức quốc tế của chính phủ, ví dụ: trang web của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (https://www world wildlife.org/).

• Bài báo được công bố trên các tạp chí nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. • Sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản có uy tín.

Sau đó, lập danh mục các tài liệu với đầy đủ thông tin: tên tài liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản/ tên tạp chí/ trang web, năm xuất bản/ công bố. 

Bước 2: Phác thảo đề cương báo cáo

Sau khi đã lập danh mục các tài liệu liên quan, bạn cần đọc kĩ tài liệu, trên cơ sở đó, phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các mục: lên đề lài, lí do chọn đề lài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, các dữ liệu cần thu thập, phương pháp thu thập dữ liệu.

Lưu ý: Đề cương có thể được điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu

Bước 3: Thực hiện nghiên cứu

• Dựa trên các tài liệu đã đọc, viết nháp cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp nào đó nhằm cải thiện thực trạng

• Thu thập các dữ liệu nghiên cứu như: các con số từ khảo sát thực trạng hoặc kết quả thực nghiệm, các ý kiến của những người liên quan về vấn đề nghiên cứu... Để xác định đúng, đủ các dữ liệu cần thu thập, bạn cần trả lời các câu hỏi:

Loại dữ liệu

Nội dung

Số lượng

dữ liệu

Công cụ thực hiện/ cách thu thập

Số liệu khảo sát, thống kê, đo đạc.

 

 

Quan sát

Công cụ đo

Ý kiến của những người tham gia nghiên cứu.

 

 

Bảng hỏi

Bảng phỏng vấn

Ý kiến của các chuyên gia

 

 

Bảng phỏng vấn

Lưu ý: Việc thu thập các tài liệu và dữ liệu cần đảm bảo đủ, đúng, khách quan, phù hợp và có thể làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu. 

Bài viết tham khảo: Thực trạng về tự ti và tự phụ của giới trẻ Việt Nam

Tóm tắt: 

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti và tự phụ ở một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Mở đầu:

Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập, thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy. Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn. Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.

2. Nội dung nghiên cứu:

2.1 Khái niệm tự ti và tự phụ

- "Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.

- "Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất

a. Thực trạng

- 130 bạn trong độ tuổi 16-17 cho đến 6,4% sống khép kín, tự ti và mặc cảm; 2,0% có tính tự phụ.

b. Biểu hiện

Tự ti:

- Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.

- Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.

- Thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.

- Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)

Tự phụ:

- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.

- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).

c. Đề xuất

- Có những giải pháp khắc phục tâm lí.

- Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đặt mục tiêu cho bản thân

- …

3. Kết luận

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới

Bài 4: Viết báo cáo

Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, tiến hành viết báo cáo theo đề cương nghiên cứu.

Bài 5: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Tóm tắt nội dung

Tóm lược mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

 

 

Từ khóa

Nêu được từ ba đến năm từ khóa

 

 

 

 

Mở đầu

Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu

 

 

Trình bày lí do chọn đề tài.

 

 

Nêu được nhiệm vụ, mục đích, câu hỏi nghiên cứu.

 

 

Trình bày rõ phương pháp và phạm vi nghiên cứu

 

 

Cơ sở lí thuyết

Trình bày ngắn gọn cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho đề tài. 

 

 

 

Kết quả nghiên cứu

Trình bày đầy đủ, rõ ràng kết quả nghiên cứu.

 

 

Đưa ra lí giải và bằng chứng để lần lượt làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu

 

 

Đề xuất giải pháp cho vấn đề (nếu có)

 

 

 

Kết luận

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

 

 

Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (nếu có)

 

 

Tài liệu tham khảo

Liệt kê đầy đủ, chính xác và trình bày đúng quy cách.

 

 

 

 

 

Kĩ năng trình bày, diễn đạt.

Đề mục rõ ràng, logic, sắp xếp theo trình tự hợp lí

 

 

Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy định

 

 

Sử dụng hợp lí, hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

Dùng ngôn ngữ chính xác, khách quan

 

 

Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp.

 

 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác