Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 20 - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20, 21 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.

Trả lời:

- Ba chú thích của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) là:

+ Lưu tốc: tốc độ chảy của dòng nước

Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.

+ Mô tê (từ ngữ địa phương miền Trung): đâu đó.

Giải thích theo cách: dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

+ Châu thổ: đồng bằng ở vùng cửa sông do phù sa bồi đắp nên.

Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định cách giải thích nghĩa của từ được dùng trong những trường hợp sau:

a. Lâu bền: lâu dài và bền vững

b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.

d. Tê (từ ngữ địa phương: kia

đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng, chế tạo”, thiết (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt”; kiến thiết có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).

Trả lời:

a. Lâu bền: lâu dài và bền vững

Giải thích theo cách: Giải thích của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

Giải thích theo cách: Dùng từ (hoặc một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.

Giải thích theo cách: dựa vào nghĩa ban đầu của từ.

d. Tê (từ ngữ địa phương: kia

Giải thích theo cách: Dùng từ (hoặc một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng, chế tạo”, thiết (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt”; kiến thiết có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).

Giải thích theo cách: Giải thích của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Điền các từ đăm đăm, giao thương, nghi ngại vào chỗ trống tương ứng với phần giải thích nghĩa phù hợp (làm vào vở):

a……..: giao lưu buôn bán nói chung

b……..: nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.

c……..: có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.

Trả lời:

a. Giao thương: giao lưu buôn bán nói chung

b. Nghi ngại: nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.

c. Đăm đăm: có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, phần giải thích nghĩa các từ ấp iu và âm u dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?

a. Ấp iu: ôm ấp

b. Âm u: tối tăm

Trả lời:

a. Ấp iu: ôm ấp

Cách giải thích này chính xác vì: sử dụng cách giải thích theo cách dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

b. Âm u: tối tăm

Cách giải thích này chính xác vì: dựa vào nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ để giải thích.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào:

a. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

b. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa đổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

c. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch.

(Đỗ Phấn, Cõi lá)

Trả lời:

a. Phản quang là hiện tượng phản xạ lại ánh sáng tới. Khi có sự chiếu sáng của tia sáng hay ánh đèn thì vật có phủ phản quang sẽ phát huy tác dụng giúp cho con người có thể quan sát vật đó từ xa một cách dễ dàng hơn.

→ Sử dụng cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

b. - xúm xít: Xúm lại sát nhau, thành một đám lộn xộn xung quanh một chỗ nào đó.

→ Sử dụng cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

- lập lòe: nhấp nháy, nhập nhòe

→ Sử dụng cách giải thích: Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

c. huyền hoặc: viển vông, không có thực.

→ Sử dụng cách giải thích: Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của những từ sau và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng:

a. bồn chồn

b. trầm mặc

c. viễn xứ

d. nhạt hoét

Đặt câu với các từ trên

Trả lời:

a. Bồn chồn: nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng.

Cách giải thích: Dựa vào nghĩa gốc ban đầu của từ.

Đặt câu: Nó đi lâu về quá làm tôi bồn chồn lo lắng.

b. trầm mặc: có dáng vẻ đang tập trung suy tư, ngẫm nghĩ điều gì

Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

Đặt câu: Ông tư ngồi trầm mặc suy nghĩ về những việc đã xảy ra.

c. viễn xứ: nơi hoàn toàn xa xôi, cách biệt

Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

Đặt câu: Cậu Ba bỏ làng đi viễn xứ từ năm 18 tuổi.

d. nhạt hoét: Có vị như của nước lã hoặc tương tự ít mặn, ít ngọt, ít chua… ý nói rất nhạt.

Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

Đặt câu: Nó nấu canh lúc nào cũng nhạt hoét.

* Từ đọc đến viết

Đề bài (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ việc đọc các văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về một thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ thiên nhiên. Sau đó chọn một từ bất kì trong đoạn văn để giải thích nghĩa và xác định cách giải thích đã dùng.

Trả lời:

Bảo vệ thiên nhiên, môi trường là một thông điệp thiết thực và giàu ý nghĩa. Hành động ấy không chỉ bảo vệ cho tất cả chúng ta thời điểm hiện tại mà còn bảo vệ cho đời sống của những thế hệ tương lai. Một môi trường trong lành, sạch sẽ và đẹp mắt đồng nghĩa với sức khỏe thể chất và ý thức con người được chăm sóc và cải tổ. Một căn nhà thật sạch, một khu vườn lộng gió, con người ở đấy sẽ ăn bữa cơm ngon hơn, ý thức cũng thư thái hơn là sống trong một căn hộ chung cư cao cấp chật hẹp với đầy những rác thải và mùi ẩm mốc. Một ngôi trường với nhiều những cây xanh cho bóng mát, một khu vui chơi giải trí công viên với những khóm hoa rực rỡ tỏa nắng cạnh dòng sông xanh mát trong lành sẽ thật tuyệt vời biết bao. Nếu môi trường luôn xanh mát, không khi luôn trong lành thì ý thức con người càng được thư giãn giải trí và mừng quýnh. Bảo vệ môi trường cũng giúp tâm hồn tất cả chúng ta thêm giàu đẹp. Hơn thế nữa, việc làm ấy cũng chính là cách đề tất cả chúng ta làm đẹp quê nhà, quốc gia mình. Hãy thử tưởng tượng xem đến một quốc gia với những cung đường sạch sẽ và đẹp mắt, có hoa thơm, cây xanh che bóng mát ai mà chẳng trầm trồ, thú vị. Đến một vùng quê yên ả, những ngõ làng chật hẹp mà thật sạch, tinh tươm ai mà chẳng kinh ngạc, thán phục. Môi trường càng sạch sẽ và đẹp mắt càng cho thấy vẻ đẹp ý thức con người, góp thêm phần thiết kế xây dựng quốc gia văn minh, giàu đẹp.

* Ví dụ từ “thư thái”: thong thả và dễ chịu. Giải thích nghĩa theo cách sử dụng từ đồng nghĩa.

Bài giảng: Thực hành tiếng Việt trang 20 - Cô Bảo Nhung (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác