Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 48, 49, 50, 51, 52, 53 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Tri thức về kiểu bài:
* Khái niệm:
Nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
- Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.
- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
- Bố cục bài viết gồm ba phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề đó.
Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều.
Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Tầm quan trọng của việc học phương pháp học
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
- Bài viết bàn luận về việc lựa chọn phương pháp học phù hợp.
- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản chặt chẽ, có tính thuyết phục cao; thu hút được người đọc, người nghe.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
Trả lời:
- Tóm tắt mở bài: Tất cả chúng ta đều suốt đời học tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng không phải ai cũng thành công. Và yếu tố quan trọng, quyết định cho sự thành công hay thất bại của chúng ta phần lớn là do cách chúng ta lựa chọn phương pháp học.
- Tóm tắt thân bài: Học phương pháp là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức nhanh nhất và hiệu quả. Theo Prit-men, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần có sự khôn ngoan và phương pháp tối ưu để nắm bắt các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Hay Hen-ri A- đam-xơ cũng đã từng khẳng định rằng “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn là người thông thái”. Một phương pháp học tập sai lầm sẽ khiến tốn thời gian mà việc học không hiệu quả. Ngược lại, khi nhận ra những điểm chưa hợp lí trong phương pháp học mà điều chỉnh, ta sẽ tiến bộ rõ rệt. Cũng có ý kiến “Chỉ cần học thuộc những gì thầy cô trên lớp dạy đi thi được điểm tốt là được, tại sao cần phương pháp học?”. Mục đích của việc học là để hoàn thiện con người, trau dồi tri thức, không phải vì điểm số.
- Tóm tắt kết bài: Vậy để thành công, mỗi chúng ta cần hình thành cho mình những phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân. Như Phrăng- xít Bây – cơn đã nói “Tri thi thức là sức mạnh”.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?
Trả lời:
Bài viết đã sử dụng những ý kiến và câu nói của các nhà văn/ triết gia… nổi tiếng để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng và thu hút người đọc, người nghe.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?
Trả lời:
Tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều đã khẳng định và nêu rõ quan điểm cá nhân. Tác giả khẳng định ý kiến đó là sai và nhấn mạnh vai trò của việc học và phương pháp học phù hợp.
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
- Để xác định đề tài, bạn hãy ghi lại những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người mà bạn biết qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những vấn đề xảy ra với bản thân, gia đình bạn. Từ đó, chọn một đề tài mà mình trăn trở nhất để triển khai bài viết.
- Sau đây là một số đề tài gợi ý:
+ Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.
+ Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?
+ Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?
Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.
Bài viết được dùng để tham gia cuộc thi do Câu lạc bộ Văn học tổ chức. Do đó, ngoài mục đích thuyết phục người đọc về quan điểm, ý kiến của bản thân, bài viết cần đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi. Đối tượng người đọc của bạn là bạn giám khảo của cuộc thi, đó có thể là thầy cô, chủ nhiệm câu lạc bộ, khách mời… Những người đọc này mong chờ điều gì từ bài viết của bạn? Với mục đích viết và đối tượng người đọc như vậy, cần chọn cách viết như thế nào cho phù hợp?
Thu thập tư liệu
Sau khi chọn đề tài, bạn hãy tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghị luận tại thư viện, trên sách báo và Internet. Việc này sẽ giúp bạn có được ý tưởng về:
+ Những quan điểm thường thấy về vấn đề
+ Những lí lẽ, bằng chứng đáng chú ý.
+ Những ý kiến trái chiều.
+ Những điều chưa được bàn đến, cần được bàn luận sâu hơn.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý:
Bạn có thể tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi:
+ Luận điểm của tôi về vấn đề tài này là gì? Với vấn đề cần bàn luận, tôi đồng tình hay phản đối.
+ Những lí lẽ, bằng chứng nào sẽ góp phần làm sáng tỏ luận điểm?
+ Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề? Tôi sẽ phản biện những ý kiến ấy như thế nào?
Lập dàn ý:
Bạn hãy sắp xếp những ý vừa tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu về bố cục của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, lựa chọn trình tự hợp lí cho các luận điểm. Chẳng hạn, nếu đặt luận điểm quan trọng lên trước, bài văn sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc; ngược lại, nếu đặt luận điểm quan trọng sau cùng, bài văn sẽ để lại dư âm trong người đọc. Có thể dựa vào sơ đồ sau:
Đề tài: ……………………………………………………………………………………….
Luận điểm 1: ……………………………………………………………………………….
Lí lẽ - bằng chứng: ………………………………………………………………….
Luận điểm 2: ……………………………………………………………………………….
Lí lẽ - bằng chứng: ………………………………………………………………….
Luận điểm 3: ……………………………………………………………………………….
Lí lẽ - bằng chứng: ………………………………………………………………….
Ý kiến trái chiều: …………………………………………………………………….
Phản biện của tôi: …………………………………………………………………….
Bước 3: Viết bài
- Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý:
+ Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ luận điểm và sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.
+ Có thể sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ.
+ Đối thoại với người đọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm để người độc dễ dàng hình dung về vấn đề cần bàn luận, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc và mục đích viết.
+ Để mở bài, kết bài gây ấn tượng, có thể sử dụng một câu chuyện có ý nghĩa, trích dẫn một danh ngôn, dùng một hình ảnh để ví von, so sánh, đặt ra một câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của người đọc… Có thể chọn cách viết mở bài và kết bài hô ứng để tạo dư âm.
Bài văn tham khảo:
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, chính vì thế chỉ cần chúng ta chăm chỉ trên con đường học vấn cũng như công việc của mình ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Chính vì thế có lẽ đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp của thanh niên.
Đại học là một cánh cửa mới mở ra cho rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng lựa chọn cho mình cách vào đại học mới có thể thành công, bởi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá bằng thời gian và sức lực”. Chính vì thế không chỉ riêng đại học mới giúp chúng ta thành công, có rất nhiều cách giúp chúng ta thành công mà không cần phải học đại học.
Đại học giúp cho chúng ta học hỏi và mở rộng được nhiều kiến thức mà người thầy vẫn là người định hướng và giáo dục cho chúng ta, học đại học cũng có rất nhiều ưu thế vì chúng ta có thể học được nhiều kiến thức hay bởi các chuyên ngành mà chúng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên vào đại học và học một ngành nghề nào đó cuối cùng cũng chỉ để học nghề và ra để làm một công việc. Chính vì thế có rất nhiều người đã đi theo con đường khác, không phải theo con đường học đại học.
Lập nghiệp đó là việc lựa chọn cho mình một hướng đi, hướng đi đó giúp chúng ta định hướng được các công việc trong tương lai, chính vì thế việc lựa chọn cho mình một công việc và làm theo đó là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, một điều mà chúng ta thấy được đó là việc tự học và tự khởi nghiệp là điều mang lại cho chúng ta nhiều điều có ý nghĩa hơn.
Tự chủ trong các công việc của mình, mỗi cá nhân đều phải cố gắng, bởi thanh niên cần phải tích cực, chủ động và học tập thật tốt để xứng đáng với những danh hiệu mà đảng và nhà nước đã trao tặng. Thế hệ thanh niên là một tầng lớp thuộc mầm non của đất nước, chính vì thế việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân đó là việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều bài học quý giá cho con người.
Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp, tuy nhiên nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn một hướng đi cho phù hợp. Mỗi chúng ta đều có thể thấy được tất cả những điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.
Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.
Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.
Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.
Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.
Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận |
||
Nêu được khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. |
|||
Thân bài |
Giải thích được vấn đề cần bàn luận. |
||
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. |
|||
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm. |
|||
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ |
|||
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí. |
|||
Kết bài |
Khẳng định lại quan điểm của bản thân. |
||
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp |
|||
Kĩ năng trình bày, diễn đạt |
Có mở bài, kết bài gây ấn tượng |
||
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí. |
|||
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. |
Bài giảng: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Cô Bảo Nhung (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST