Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 122 Tập 2 - Cánh diều

Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 122, 123, 124 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1. Luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo

Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.

2. Đặc điểm ngôn ngữ văn học

- Tính thẩm mĩ là đặc điểm bao trùm, xuyên suốt của ngôn ngữ văn học. Xuất phát từ ngôn ngữ đời thường, lại được “gia công” thêm bởi sự sáng tạo của những nghệ sĩ ngôn từ, ngôn ngữ văn học trở nên đặc sắc hơn và thể hiện rõ giá trị thẩm mĩ. Sự hoà phối giữa âm và nghĩa, sự hài hoà trong cấu trúc của từng câu, đoạn văn, văn bản; sự chính xác và gợi hình, gợi cảm trong việc thể hiện đúng, trúng những biểu hiện của tạo vật, hành vi, thái độ của con người.... đã khiến ngôn ngữ văn học được nâng lên trình độ nghệ thuật. Đặc biệt, ngôn ngữ văn học có khả năng tác động lớn lao vào nhận thức và tình cảm của con người, giúp người đọc phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hùng và cái bị.. từ đó, hình thành thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh. Tất nhiên, những tác động ấy không tách rồi những hình tượng thẩm mĩ, cụ thể và sống động do chính ngôn ngữ tạo nên.

- Tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn học bởi ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Nhờ khả năng gợi âm thanh, hình ảnh của ngôn ngữ mà người đọc có thể hình dung một cách cụ thể, sống động về những cảnh tượng tự nhiên, xã hội và con người, qua đó, khám phá tư tưởng của tác giả. Chẳng hạn, cảnh thôn Vĩ buổi sớm mai với những hình ảnh cụ thể về “nắng”, “hàng cau", "vườn”, “lá trúc”....

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Hàn Mặc Tử)

Hay cảnh cho chữ như một thước phim quay chậm trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: “Một người tù, cổ đeo gông, chăn vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kim đánh dấu ô chữ đặt trên phiền lụa ông. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.”.

- Tính đa nghĩa: Khác với ngôn ngữ khoa học, hành chính, ngôn ngữ văn học rất giàu sắc thái ý nghĩa. Từ ngữ, câu, đoạn văn,... trong tác phẩm văn chương có thể mở ra nhiều lớp nghĩa, tăng nghĩa khác nhau. Hai câu thơ của Xuân Diệu: “Rặng liều đìu hiu đứng chịu tang / Tóc buồn buông xuống là ngàn hàng” (Đây mùa thu tới) không chỉ mang nghĩa tả thực - miêu tả những cây liễu "đìu hiu" ở ven hồ mà còn mang nghĩa ẩn dụ gợi ra hình ảnh của người thiếu nữ đang buồn đau khôn xiết (đứng chịu tang, lệ ngàn hàng”). Câu nói của nhân vật Hồn Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng. bên ngoài một nẻo được." (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) vừa thể hiện ý nghĩa cụ thể về cuộc đấu tranh giữa Hồn Trương Ba. Bên trong và Xác Hàng Thịt bên ngoài, vừa gợi mở ý nghĩa khái quát, có tính triết lí về sự cần thiết phải thống nhất, hài hoà giữa nội dung và hình thức.

- Tính biểu cảm: Sáng tác văn học là sự giải toả, giãi bày những suy nghĩ, thái độ, tình cảm, cảm xúc của người viết. Vùng tác động chính của văn học là trái tim, đời sống tinh thần, thế giới tâm hồn của con người. Là công cụ để đáp ứng yêu cầu sáng tạo và tiếp nhận, ngôn ngữ văn học không chỉ biểu lộ tâm tư của người viết mà còn gợi sự giao cảm, thấu cảm ở người đọc. Ngôn ngữ văn học giúp tác giả bộc bạch nỗi niềm của mình, đồng thời cũng gọi sự đồng cảm của những người tri âm: “Chẳng biết ba trăm năm là nữa / Người đời ai khóc Tổ Như chăng?" (Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du). Có lúc, ngôn ngữ văn học diễn tả trực tiếp tình cảm, cảm xúc nhưng lại có khi gọi vui, buồn cho người đọc một cách gián tiếp qua những hình tượng mà nó dựng nên:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Huy Cận)

3. Lỗi về thành phần câu và cách sửa (tiếp theo)

Ngoài các lỗi về cấu tạo câu như thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, ta cũng thường gặp những lỗi về thành phần câu do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ hoặc ngắt câu sai; cụ thể như sau:

- Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ, ví dụ: Vừa đi học về, con Vện đã chạy ra vẫy đuôi mừng rối rít. Câu này có thể được sửa theo một trong hai cách sau: (1) Vừa đi học về, em đã thấy con Vện chạy ra vẫy đuôi mừng rối rít. (Để chủ thể của hoạt động nếu ở trạng ngữ thống nhất với chủ thể của hoạt động nếu ở chủ ngữ); (2) Em vừa đi học về, con Vện đã chạy ra vẫy đuôi mừng rối rít. (Để phản biệt hai chủ thể của hoạt động).

- Ngắt câu sai, ví dụ: Khác với cà phê, chủ yếu chỉ phơi khô, xát vỏ đem bán như ở nước ta. Ca cao muốn bán được giá và dễ bán, phải lên men.". Để sửa câu này, ta chỉ cần thay dấu chấm trước từ ca cao bằng dấu phẩy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: