Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (trang 69) - Cánh diều

Với soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

- Đọc trước văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây:

+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế vào tháng 1-1981, rút từ tập kí cùng tên. Bài kí này đậm chất tùy bút.

+ Tác phẩm gồm ba phần, văn bản dưới đây trích phần thứ nhất.

Trả lời:

- Tên Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937.

- Quê quán: Huế.

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến .

+ Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964.

+ Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ.

+ Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

+ Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

+ Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với xứ Huế thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như thay đổi, từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, dịu dàng e ấp bên xứ Huế trữ tình. Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?

Trả lời:

Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn. 

Câu 2. (trang 70 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế?

Trả lời:

Nhà văn đã hình dung về sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

Câu 3. (trang 71 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

Trả lời:

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

Câu 4. (trang 71 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

Câu 5. (trang 72 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?

Trả lời:

Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là dòng sông không chảy qua tỉnh khác luôn mà đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu 6. (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Sông Hương hiện lên như thế nào quan các thời kì lịch sử?

Trả lời:

Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám).

Câu 7. (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương.

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liệt kê.

Câu 8. (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

Trả lời:

Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu bố cục bài viết.

Trả lời:

Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

Câu 2. (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

 

 

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế.

 

 

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

 

 

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

 

 

Lịch sử

 

 

Thơ ca

 

 

Trả lời:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Sông Hương lúc mãnh liệt qua những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. 

Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại và bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày hoặc trên sân khấu nhà hát.

Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.

Lịch sử

 

Là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi biến cố của Huế.

Thơ ca

 

Sông Hương là cái nôi của âm nhạc Huế.

Câu 3. (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?

Trả lời:

Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đẹp riêng:

- Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại.

- Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối", “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non", sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cồn Hiến", đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh" làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố...". Quả đúng như câu thơ của Thu Bồn:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

-> Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

Câu 4. (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tuỳ bút thể hiện qua văn bản này (cái “tôi” độc đáo sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).

Trả lời:

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Câu 5. (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hoá mà em hiểu được từ văn bản.

Trả lời:

Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng).

Trả lời

- Đọc văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã khiến em suy nghĩ đến vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương mình và tầm quan trọng của việc đặt tên cho những địa danh tự nhiên. Một tên gọi thích hợp không chỉ giúp những địa danh đó dễ nhớ và dễ tìm kiếm mà còn giúp gợi lên những cảm xúc đặc biệt khi ngắm nhìn.

Đoạn văn tham khảo

- Mẫu 1:

Tuyên Quang - quê hương em là một vùng đất rộng lớn với nhiều cảnh quan đa dạng và đẹp mê hồn. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ở đây chính là thác Na Hang. Khi đến thác Na Hang, chúng ta sẽ được chứng kiến những dòng nước trong vắt cùng với những cánh rừng xanh bát ngát khiến mình cảm thấy như đang đứng giữa thiên nhiên hoang sơ và yên bình. Những vách đá trùng điệp như xây chắc vững giữa dòng nước, mỗi giọt nước rơi xuống vực thẳm đều tạo ra âm thanh tuyệt vời như một dàn nhạc thiên nhiên. Những thác nước cao, nhìn mãi không thấy đỉnh. Đứng phía dưới ngắm lên, những thác nước như những giọt nước mắt không lồ của trời cao đang chảy xuống. Bầu trời trong xanh và nắng rọi tràn ngập tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp khiến em muốn đắm chìm vào đó mãi mãi. Cảm giác thích thú và hạnh phúc khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của quê hương mình luôn là điều mà em không thể quên được.

- Mẫu 2:

Quê hương em là một thành phố nhỏ nhưng rất rực rỡ và đầy màu sắc với rất nhiều cảnh đẹp. Cứ mỗi dịp lễ là nơi đây lại rộn ràng tấp nập bởi du khách bốn phương đến ghé thăm. Nơi tạo nên sức hút ấy chính là bãi biển tuyệt đẹp mang tên bãi biển Đồ Sơn. Nơi đây là một vùng biển rộng và thoáng đãng. Cũng như những vùng biển khác, ở Đồ Sơn có bãi cát vàng mịn trải rộng, có dòng nước biển xanh trong vắt, mát lạnh, có những hàng cây xanh mướt mắt chạy dọc theo bờ cát. Nhưng chỉ như thế thì vẫn chưa phải là tất cả. Du khách đến với bãi tắm còn là để chiêm ngưỡng bãi đá thú vị ở nơi đây. Dọc theo bãi cát vàng đến xuống dưới nước biển, là rất nhiều những tảng đá, mỏm đá với hình thù khác nhau nằm rải rác. Những tảng đá ấy tạo nên một thạch trận kì quái cho mọi người leo trèo, chụp ảnh. Chính chúng đã tạo nên sức hút kì thú cho vùng biển này. Em rất yêu thích bãi biển của quê hương mình. Bởi nhờ nó mà quê hương em có một dấu ấn trong lòng du khách tứ phương, và nó cũng giúp cho kinh tế địa phương thêm phần phát triển hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác