Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 lớp 11 Tập 2 - Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Câu 1. (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm đọc các văn bản nghị luận sau:

- Toàn văn bài viết (tiểu luận) Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)

- Các bài diễn văn hoặc bài phát biểu của các nhà chính trị, văn hoá, khoa học nổi tiếng thế giới. Ví dụ: Tôi sẵn sàng để chết (I am prepared to die) của Nen-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela), Hẹn hò với định mệnh (Tryst with Destiny) của Gia-oa-hác-lan Nê-ru (Jawaharlal Nehru)....

Trả lời:

- Toàn văn bài viết (tiểu luận) Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân)

https://kien-thuc.fandom.com/vi/wiki/M%E1%BB%99t_th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i_trong_thi_ca

- Tôi sẵn sàng để chết (I am prepared to die) của Nen-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela):

https://dotchuoinon.com/2011/09/15/cac-di%E1%BB%85n-van-lam-thay-d%E1%BB%95i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-toi-la-b%E1%BB%8B-cao-d%E1%BA%A7u-tien-nelson-mandela/

Câu 2(trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống ở địa phương mà em đang sinh sống hoặc của nhân loại mà em thấy gần gũi, thiết thực.

Trả lời:

Hiện nay, có rất nhiều người phản ánh về hiện tượng học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm lại dàn hàng ngang, phóng nhanh, vượt ẩu rất nguy hiểm, không chỉ ở các thành phố phát triển mà ở cả các vùng nông thôn cũng rất phổ biến.

Xe đạp điện, xe máy điện đã trở thành một phương tiện giao thông được ưa chuộng, phổ biến, nhất là trong đối tượng học sinh từ cấp hai đến cấp ba (độ tuổi chưa được phép sử dụng xe máy). Ưu điểm của loại xe điện này là nhẹ nhàng, nhỏ gọn, chạy êm và đi nhanh, tốc độ tối đa của loại xe này có thể đạt 40-50km/h, không khác gì đi xe máy. Tuy nhiên các học sinh lại có một số đối tượng lợi dụng ưu thế này để gây ra mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Quy định đi xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm nhưng có nhiều học sinh không đội, việc này vừa vi phạm pháp luật lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng của học sinh. Ví dụ nhiều học sinh chỉ đội mũ nhưng không cài quai, chỉ mang mũ theo để chống đối có công an kiểm tra mới đội, đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó có nhiều nam học sinh đang độ tuổi mới lớn nên thích thể hiện, đi xe phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang 3-4 xe, lạng lách, đánh võng. Việc tham gia giao thông như vậy không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình và sự an toàn của những người tham gia giao thông khác. Một khi va chạm hay xảy ra tai nạn giao thông người thiệt hại nhất chính là các em học sinh, nhẹ thì chỉ trầy xước xe, nặng thì hỏng xe mà người thì bị thương nặng. Chính vì vậy, ý thức tham gia giao thông của học sinh khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện là rất quan trọng, mỗi học sinh cần tuân thủ mọi quy định của pháp luật, đi đúng luật và đảm bảo an toàn giao thông. Các ban ngành cùng nhà trường và gia đình phải chung tay quản lý, giáo dục nhận thức và khuyên răn các học sinh, kiểm soát tình hình sử dụng xe của học sinh để không xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Là người học sinh cũng sử dụng xe máy điện đi học, em mong mỗi người học sinh hãy bảo vệ lấy chính mình và sự an toàn của mình cũng như mọi người khi cùng tham gia giao thông. Đừng để phương tiện đi học của mình lại trở thành trở ngại gây ra những rắc rối và những việc không mong muốn.

Câu 3. (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chuyển bài văn đã thực hiện ở mục 2 thành bài thuyết trình, khuyến khích sử dụng các phần mềm điện tử để tạo các bài thuyết trình hấp dẫn (Ví dụ: Canva, PowerPoint,...)

Trả lời:

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về hiện tượng đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm.

An toàn giao thông đường bộ là một vấn đề nóng đối với xã hội hiện tại. Nhất là với đối tượng học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước thì càng cần phải giáo dục ngay từ đầu. Ngày nay, nhiều học sinh tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông đường bộ, cụ thể là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hiện tượng này thực sự là một vấn đề đáng lo ngại cho xã hội.

Xe đạp điện là một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện này cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có không ít học sinh đã không chấp hành quy định trên. Nhiều học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm. Nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: Chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Có những bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ. Học sinh ngồi phía sau cũng không đội mũ bảo hiểm… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng về não bộ, ảnh hưởng đến học tập và công việc trong tương lai. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.

Vậy nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Do bản thân thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ hoặc không biết quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm gây nóng bức khó chịu và mất thẩm mĩ. Các bạn tự cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện gây sự chú ý. Tiếp đến, gia đình cũng chưa thực sự quan tâm giám sát để nhắc nhở con cái của mình kịp thời. Về phía nhà trường chưa có biện pháp giáo dục một cách hiệu quả và sinh động, gắn với thực tế cuộc sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi trái pháp luật. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình thường xuyên nhắc nhở để mỗi người tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Và xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.

Hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe đạp điện đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, mỗi học sinh hãy có ý thức đội mũ bảo hiểm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

Trên đây là bài trình bày của tôi, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 146 lớp 11 Tập 2 | Cánh diều

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác