Trắc nghiệm Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ (có đáp án) - Cánh diều

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Lí thuyết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Câu 1. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là đưa ra những (…), (…) dưới dạng bài (…), phân tích về một tác phẩm thơ.

A. cảm nhận/ điểm danh/ nghị luận.

B. cảm quan/ quan điểm/ nghị luận.

C. cảm nhận/ quan điểm/ thuyết minh.

D. cảm nhận/ quan điểm/ nghị luận.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm thơ:

A. Là trình bày những nhận xét, đánh giá bằng những hiểu biết, kiến thức mà mình tìm hiểu kĩ lưỡng.

B. Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm thơ đó.

C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết.

D. Bài nghị luận về một tác phẩm thơ cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm.

Câu 3. Một bài nghị luận về tác phẩm thơ gồm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 4. Phần mở bài của bài nghị luận về tác phẩm thơ cần có nội dung nào sau đây?

A. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.

B. Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ.

C. Khẳng định giá trị của tác phẩm.

D. Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh..

Câu 5. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm thơ?

A. Nêu nhận định, đánh giá.

B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.

C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.

D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm thơ?

A. Nêu rõ vấn đề nghị luận

B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.

C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.

D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 7. Cho đề bài sau: Phân tích hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Trong phần thân bài, ta sẽ viết về vấn đề gì?

A. Giới thiệu về Hàn Mặc Tử.

B. Phân tích về mùa xuân của thiên nhiên.

C. Phân tích các hình ảnh về mùa xuân có trong bài thơ.

D. Phân tích các hình ảnh về con người có trong bài thơ.

Câu 8. Đâu là thứ tự đúng trong quy trình viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ?

A. Chuẩn bị viết -> Viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Chỉnh sửa, hoàn thiện.

B. Chuẩn bị viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Viết -> Chỉnh sửa, hoàn thiện.

C. Chuẩn bị viết -> Viết -> Chỉnh sửa, hoàn thiện -> Tìm ý, lập dàn ý.

D. Chuẩn bị viết -> Tìm ý, lập dàn ý -> Chỉnh sửa, hoàn thiện -> Viết.

Câu 9. Trong bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, khi đánh giá bài thơ, cần chú ý đầy đủ các giá trị gì?

A. Giá trị thẩm mĩ và giá trị hiện thực.

B. Giá trị thẩm mĩ và giá trị lãng mạn.

C. Giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn.

D. Giá trị kinh tế và giá trị nhân văn.

Câu 10. Đối với bài viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, chúng ta sẽ thực hiện bước chỉnh sửa, hoàn thiện khi nào?

A. Khi bắt tay vào viết bài.

B. Khi vừa viết xong văn bản.

C. Khi sắp đọc cho cả lớp nghe.

D. Khi vừa lập dàn ý xong.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác