Trắc nghiệm Gió thanh lay động cành cô trúc (có đáp án) - Cánh diều

Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Gió thanh lay động cành cô trúc Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về tác giả Chu Văn Sơn

Câu 1. Tác giả Chu Văn Sơn sinh và mất năm nào?

A. 1962 - 2019

B. 1962 - 2018

C. 1963 - 2019

D. 1963 - 2018

Câu 2. Tác giả Chu Văn Sơn quê ở đâu?

A. Tĩnh Gia, Thanh Hóa

B. Cẩm Thủy, Thanh Hóa

C. Hoằng Hóa, Thanh Hóa

D.Đông Hương, Thanh Hóa

Câu 3. Chu Văn Sơn từng giảng dạy tại trường nào?

A. Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn

B. Đại học Thăng Long

C. Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Đại học Văn hóa Hà Nội

Câu 4. Chu Văn Sơn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nào?

A. Văn học Việt Nam hiện đại

B. Văn học Việt Nam trung đại

C.Văn học dân gian Việt Nam

D.Văn học Việt Nam hậu hiện đại

Câu 5. Đâu không phải là tác phẩm của Chu Văn Sơn?

A. Ba đỉnh cao Thơ mới

B. Thơ - điệu hồn và cấu trúc

C. Tự tình cùng cái đẹp

D. Thi nhân Việt Nam

Câu 6. Ba đỉnh cao Thơ mới của Chu Văn Sơn gồm những tác giả nào?

A. Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử

B. Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bính

C. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử

D. Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử

Câu 7. Ngoài làm giảng viên và là nhà nghiên cứu văn học hiện đại, ông còn làm những công việc nào sau đây?

A. Nhà lý luận

B. Nhà văn

C. Nhà phê bình văn học

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Trong kì thi học sinh giỏi văn toàn quốc, ông đã đạt được giải gì?

A. Giải đặc biệt

B. Giải Nhất

C. Giải Nhì

D. Giải Ba

Câu 9: Ông học trường cấp 3 chuyên nào?

A. Hàm Rồng

B. Lương Văn Tụy

C. Lê Hồng Phong

D. Chu Văn An

Câu 10. Phong cách sáng tác của ông là gì?

A. Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm kiếm cảm hứng sáng tác của ông

B. Là người có tư duy văn học rất mới và đầy nhạy cảm

C. Xuất phát từ quan điểm nhận thức về cái đẹp, say cái đẹp, Chu Văn Sơn như con ong cần mẫn hút nhụy hương để kết tinh cho đời một thứ văn chương mà chúng ta không bao giờ quên

D. Tất cả các đáp án trên

Vài nét về văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1. Gió thanh lay động cành cô trúc thuộc kiểu văn bản gì?

A. Văn bản thuyết minh.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản khoa học.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2. Khi đọc hiểu một văn bản nghị luận, có những điều gì cần lưu ý?

A. Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề được người viết đưa ra bàn luận.

B. Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm và tìm lí lẽ, dẫn chứng của bài viết.

C. Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

D. Cả ba đáp án trên.

Phân tích văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1. Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là gì?

A. Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá.

B. Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu, hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất.

C. Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 2. Nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc có nghĩa là gì?

A. Nguyễn Khuyến miêu tả ngọn gió để ẩn dụ cho tình cảm của con người.

B. Miêu tả khóm trúc vào tiết thanh minh.

C. Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

D. Đáp án khác.

Câu 3. Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào?

A. Phân tích, tổng hợp.

B. Phân tích, chứng minh.

C. Phân tích, so sánh.

D. Tổng hợp, so sánh.

Câu 4. Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào?

A. Câu cảm thán.

B. Câu cầu khiến.

C. Câu trần thuật.

D. Câu hỏi tu từ.

Câu 5. Từ ngữ nào sau đây KHÔNG có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4?

A. Hư huyền.

B. Bâng khuâng.

C. Lay động.

D. Thảng thốt.

Câu 6. Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó?

A. Cuối cùng.

B. Tất cả.

C. Và.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ...”

A. Âm nhạc.

B. Điện ảnh.

C. Hội họa.

D. Kiến trúc.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác