Trắc nghiệm Tri thức ngữ văn (có đáp án) - Cánh diều

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Tri thức ngữ văn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Lí thuyết về văn bản nghị luận

Câu 1. Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?

A. Luận điểm       

B. Luận cứ

C. Lập luận       

D. Cả ba yếu tố trên.

Câu 2. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm.

B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Câu 3. Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.

D. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm

Câu 4. Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .

D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Câu 5. Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện ở việc:

A. Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm; luận điểm làm sáng tỏ luận đề.

B. Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận đề.

C. Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

D. Sự việc, nhân vật làm sáng tỏ chủ đề.

Câu 6. Bằng chứng khách quan trong văn bản nghị luận văn học được hiểu là:

A. Cách nhìn nhận đánh giá khách quan của người viết.

B. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu của nhà khoa học.

C. Những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

D. Nhận xét trên nhiều bình diện của người viết.

Câu 7. Bằng chứng khách quan trong văn bản nghị luận văn học được hiểu là:

A. Cách nhìn nhận đánh giá khách quan của người viết.

B. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu của nhà khoa học.

C. Những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

D. Nhận xét trên nhiều bình diện của người viết.

Câu 8. Dòng nào KHÔNG nói lên yêu cầu về hình thức của văn bản nghị luận văn học?

A. Cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần.

B. Hiểu sâu về vấn đề nghị luận.

C. Biết cách vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các thao tác lập luận.

D. Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

Câu 9: Dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học là:

A. Dẫn chứng từ đời sống và tác phẩm văn học.

B. Dẫn chứng từ sách báo và lịch sử.

C. Dẫn chứng từ lĩnh vực văn học, tác phẩm văn học

D. Dẫn chứng từ một tác phẩm văn học duy nhất.

Câu 10. Mục đích của văn bản nghị luận văn học:

A. Giúp người đọc, người nghe tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình.

B. Giúp người đọc tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình về quan điểm sống.

C. Giúp người đọc, người nghe tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học.

D. Giúp người đọc, người nghe tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình về lịch sử phát triển văn học.

Lí thuyết tác phẩm văn học và người đọc

Câu 1. Tác phẩm văn học là:

A. Sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của nhà văn.

B. Đối tượng tiếp nhận người đọc.

C. Cả A&B đều đúng.

D. Cả A&B đều sai.

Câu 2. Người đọc là ai trong một tác phẩm văn học?

A. Nhà văn

B. Nhân vật chính

C. Người viết

D. Độc giả

Câu 3. Trong văn học, khái niệm “người đọc ẩn danh” ám chỉ điều gì?

A. Người viết không tiết lộ danh tính của mình

B. Người đọc không tiết lộ danh tính của mình

C. Người đọc không quan tâm đến tác giả

D. Người viết không quan tâm đến độc giả

Câu 4. Trong văn học, người đọc thường có vai trò gì?

A. Tạo ra câu chuyện

B. Hiểu và tương tác với tác phẩm

C. Viết lại tác phẩm

D. Đánh giá tác giả

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác