Trắc nghiệm Mùa hoa mận (có đáp án) - Cánh diều

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Mùa hoa mận Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về tác giả Chu Thùy Liên

Câu 1: Đâu là quê hương của tác giả Chu Thùy Liên?  

A. Lai Châu.

B. Sơn La.

C. Lào Cai.

D. Điện Biên.

Câu 2. Đâu là năm sinh của Chu Thùy Liên?

A.1963.

B.1964.

C.1965.

D.1966.

Câu 3: Tên thật của Chu Thùy Liên là gì?

A. Chu Thùy Minh.

B. Chu Tá Nộ.

C. Chu Lu Sìn.

D. Chu Ha Ni.

Câu 4: Chu Thùy Liên là người dân tộc nào?

A. Kinh.

B. Tày.

C. Hơ Mông.

D. Hà Nhì.

Câu 5: Đâu không phải là bút danh của Chu Thùy Liên?

A. Ha Ni.

B. Thanh Thuỳ.

C. Chu Su Sìn.

D. Nang Bua Khưa.

Câu 6: Thông tin nào dưới đây không đúng về tác giả Chu Thùy Liên?

A. Chu Thùy Liên là Chi Hội trưởng chi hội Hội Văn học Nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên.

B. Hiện nay, Chu Thùy Liên đang làm việc tại tờ báo Dân tộc.

C. Chu Thùy Liên gắn bó với cuộc sống vùng dân tộc thiểu số.

D. Chu Thùy Liên là một người con của núi rừng Tây Bắc.

Câu 7: Đâu không phải là tác phẩm của Chu Thùy Liên?

A. Mây bay cuối đường

B. Lửa Sàn Hoa

C. Thuyền đuôi én

D. Xa Nhà ca

Câu 8: Chu Thùy Liên đã từng nhận giải thưởng nào dưới đây?

A. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010.

B. Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003-2004.

C. Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996.

D. Giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam.

Câu 9: Chu Thùy Liên nổi bật với phong cách sáng tác như thế nào?

A. Lịch lãm, tài hoa, tinh tế.

B. Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha.

C. Dí dỏm, hài hước.

D. Sâu sắc, ảo não, u sầu.

Câu 10: Chu Thùy Liên thường viết về đối tượng nào?

A. Thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời chiến tranh.

B. Cuộc sống vùng dân tộc thiểu số.

C. Tâm lý con người sau chiến tranh.

D. Bi kịch con người thời phong kiến.

Vài nét về văn bản Mùa hoa mận

Câu 1. Văn bản Mùa hoa mận của tác giả nào?

A. Chu Thùy Liên.

B. Hoài Vũ.

C. Xuân Diệu.

D. Sương Nguyệt Minh.

Câu 2. Văn bản Mùa hoa mận thuộc thể loại nào?

A. Thơ tự do.

B. Thơ lục bát.

C. Tiểu thuyết.

D. Thơ 5 chữ.

Câu 3. Văn bản Mùa hoa mận trích từ tác phẩm nào?

A. Thuyền đuôi én.

B. Tập thơ.

C. Thơ thẩn.

D. Mùa xuân.

Câu 4. Văn bản Mùa hoa mận sáng tác năm bao nhiêu?

A. 2005.

B. 2006.

C. 2007.

D. 2008.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Mùa hoa mận là?

A. Thuyết minh.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Câu 6. Nội dung chính của khổ thơ sau là gì?

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ.

(Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên)

A. Mùa hoa mận với những niềm vui của người trẻ.

B. Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình.

C. Mùa hoa mận với những cảm xúc của người đi xa quê.

D. Mùa hoa mận với nỗi nhớ của người đã đi qua thương nhớ.

Câu 7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành thông tin chính của văn bản Mùa hoa mận.

     Văn bản là bức tranh núi rừng (…) đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng (…), như một bức tranh với gam màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi làm (…) kẻ đến người đi.

A. Trường Sơn/ đẹp đẽ/ suy nghĩ.

B. Đông Bắc/ mộng mơ/ say đắm.

C. Tây Bắc / thơ mộng / xao xuyến.

D. Việt Nam/ đẹp đẽ/ rộn ràng.

Câu 8. Bài thơ Mùa hoa mận viết về nội dung gì?

A. Nỗi nhớ quê hương của người con xa quê.

B. Khắc họa bức tranh mùa xuân đẹp đẽ.

C. Gửi gắm tình yêu thương và trân trọng của tác giả đối với con người..

D. Cả ba phương án trên.

Câu 9. Nội dung dưới đây nói về khổ thơ nào của văn bản Mùa hoa mận?

“Mùa hoa mận như những tín hiệu nhắc nhở người già, cha mẹ với công việc của mình.”

A. Khổ 1.

B. Khổ 2.

C. Khổ 3.

D. Không có khổ thơ nào.

Câu 10. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong trích đoạn Mùa hoa mận?

A. Hình ảnh giản dị, gần gũi, thân thuộc.

B. Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế.

C. Ngòi bút miêu tả tinh tế, tài hoa.

D. Bài thơ mang âm hưởng vừa yêu đời, vừa nhẹ nhàng lại vừa trầm lắng, tha thiết.

Phân tích văn bản Mùa hoa mận

Câu 1. Hình ảnh “Cành mận bung cánh muốt” được lặp lại bao nhiêu lần trong bài thơ Mùa hoa mận?

A. 2 lần.

B. 3 lần.

C. 4 lần.

D. 5 lần.

Câu 2. Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh lũ trẻ xuất hiện trong khổ thơ đầu văn bản Mùa hoa mận?

A. Hình ảnh trẻ con hồn nhiên vui đùa thích thú với những niềm vui con trẻ.

B. Hình ảnh trẻ con biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

C. Hình ảnh trẻ em miền núi gặp nhiều khó khăn trong đời sống và học tập.

D. Hình ảnh trẻ con bị bóc lột sức lao động, phải sớm mưu sinh.

Câu 3. Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ.

(Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên)

A. Liệt kê.

B. So sánh.

C. Nhân hóa.

D. Điệp từ.

Câu 4. Tâm trạng náo nức, tươi vui của con người trong công việc lao động hàng ngày được thể hiện qua những từ ngữ nào của khổ thơ dưới đây?

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

(Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên)

A. Bung, xôn xang, căng, hối hả.

B. Giục mẹ, giục cha, giục người già.

C. Xôn xang, vui lòng, hối hả.

D. Xôn xang, căng, làm đu.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong khổ thơ sau:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

(Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên)

A. Điệp từ, liệt kê, nhân hóa.

B. So sánh, ẩn dụ, liệt kê.

C. Điệp từ, hoán dụ, đảo ngữ.

D. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.

Câu 6. Đâu là dòng miêu tả đúng về những hoạt động diễn ra trong khổ thơ thứ hai của văn bản Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên?

A. Mẹ phơi váy hoa; cha lau lá gói bánh; người già chơi đu.

B. Trẻ con chơi cù; mẹ đan nón; cha kéo sợi.

C. Mẹ chuốt lá gói bánh; cha đan sợi giang; người già làm diều.

D. Mẹ xôn xang lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già làm đu.

Câu 7. Văn bản Mùa hoa mận viết về cảnh sắc ở đâu?

A. Tây Bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 8. Câu thơ nào dưới đây thể hiện rõ nhất tâm tư tình cảm của con người với quê hương, đất nước?

A. Cành mận bung cánh muốt

B. Nhà trình tường ủ hương nếp

C. Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

D. Cho người đi xa nhớ lối trở về…

Câu 9. “Lối trở về” trong câu thơ Cho người đi xa nhớ lối trở về… (Mùa hoa mận) được hiểu là?

A. Đường về làng.

B. Con đường trở về quê hương.

C. Đường lên núi.

D. Con đường Cách mạng.

Câu 10. Nhà trình tường trong câu thơ “Nhà trình tường ủ hương nếp” được hiểu là?

A. Nhà có tường làm bằng đất nện.

B. Nhà của trưởng làng.

C. Nhà chuyên làm bánh nếp.

D. Nhà của người già.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác