Trắc nghiệm Đi trong hương tràm (có đáp án) - Cánh diều
Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Đi trong hương tràm Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Vài nét về tác giả Hoài Vũ
Câu 1. Đâu là năm sinh của tác giả Hoài Vũ?
A. 1935.
B. 1936.
C. 1937.
D. 1938.
Câu 2. Đâu là quê quán của Hoài Vũ?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ninh.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Ngãi.
Câu 3. Tên thật của Hoài Vũ là gì?
A. Nguyễn Nguyệt Minh.
B. Nguyễn Đình Vọng.
C. Ngô Đình Diệm.
D. Nguyễn Ngọc Minh.
Câu 4. Hoài Vũ từng giữ chức vụ Tổng biên tập của tờ báo nào?
A. Nhân dân.
B. Đất Việt.
C. Tuổi trẻ.
D. Văn nghệ giải phóng.
Câu 5. Tác giả Hoài Vũ từng giữ chức vụ gì trong tờ báo Sài Gòn Giải Phóng?
A. Phó Tổng biên tập.
B. Tổng biên tập.
C. Giám đốc điều hành.
D. Chủ tịch hội đồng quản trị.
Câu 6. Thông tin nào dưới đây không đúng về tác giả Hoài Vũ?
A. Hoài Vũ là một nhà thơ, nhà văn người Việt Nam.
B. Hoài Vũ sinh ra tại miền Bắc Việt Nam.
C. Hoài Vũ có nhiều sáng tác được phổ thành nhạc.
D. Hoài Vũ giữ nhiều chức vụ cao trong các tòa soạn.
Câu 7. Đâu không phải là tác phẩm của Hoài Vũ?
A. Vàm Cỏ Đông.
B. Anh ở đầu sông em cuối sông.
C. Lửa cháy trong rừng hoang.
D. Đi trong hương tràm.
Câu 8. Hoài Vũ từng được biết đến với vai trò nào?
Chọn đáp án không đúng.
A. Nhà văn.
B. Nhà thơ.
C. Dịch giả.
D. Diễn viên.
Câu 9. Chọn một tác phẩm khác loại so với các tác phẩm còn lại.
A. Hoàng hôn lặng lẽ.
B. Tiếng sáo trúc.
C. Quê chồng.
D. Bông sứ trắng.
Câu 10. Từ sau ngày giải phóng đất nước, tác giả Hoài Vũ làm việc tại:
A. Các trường Đại học khu vực miền Nam.
B. Các nhà xuất bản, các tờ báo lớn và hội nhà văn.
C. Bộ máy chính trị nhà nước.
D. Học viện âm nhạc Việt Nam.
Vài nét về văn bản Đi trong hương tràm
Câu 1. Văn bản Đi trong hương tràm của tác giả nào?
A. Huy Cận.
B. Xuân Diệu.
C. Ngô Sĩ Liên
D. Hoài Vũ.
Câu 2. Văn bản Đi trong hương tràm thuộc thể loại nào?
A. Thơ 5 chữ.
B. Thơ 7 chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ 8 chữ.
Câu 3. Văn bản Đi trong hương tràm được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1970.
B. 1971.
C. 1972.
D. 1973.
Câu 4. Văn bản Đi trong hương tràm lấy cảm hứng từ đâu?
A. Từ hương rừng tràm thơm ngát.
B. Từ việc người đồng đội của tác giả hi sinh.
C. Khi biết tin một cô gái giao liên hi sinh.
D. Khi miền Nam được độc lập.
Câu 5. Nhân vật trữ tình trong văn bản Đi trong hương tràm là?
A. Em.
B. Anh.
C. Tôi.
D. Ta.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Đi trong hương tràm là gì?
A. Biểu cảm, miêu tả.
B. Nghị luận, miêu tả.
C. Tự sự, miêu tả.
D. Thuyết minh, biểu cảm.
Câu 7. Khổ thơ nào trong văn bản Đi trong hương tràm thể hiện niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau?
A. Khổ 1.
B. Khổ 2.
C. Khổ 3.
D. Kho 4.
Câu 8. Khổ thơ dưới đây viết về nội dung gì?
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
(Đi trong hương tràm – Hoài Vũ)
A. Khung cảnh thiên nhiên.
B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau.
C. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm.
D. Hương tràm trong tâm trí con người.
Câu 9. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung chính của bài thơ Đi trong hương tràm?
Bài thơ là tiếng hát về lòng chung thủy, về (…) trong chiến tranh đầy xúc động, ngân vang. Tình yêu đó (…) và bền chặt, (…) trong tình yêu quê hương đất nước.
A. tình cảm/ mật thiết/ gắn bó.
B. tình yêu/ đẹp đẽ/ quyện hòa.
C. cảm xúc/ ngọt ngào/ đau đớn.
D. suy tư/ đẹp đẽ/ gắn bó.
Câu 10. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật trong bài thơ Đi trong hương tràm?
A. Giọng thơ giản dị, chân thành.
B. Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế.
C. Các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, giàu cảm xúc.
D. Cảm xúc thăng hoa tự nhiên.
Phân tích văn bản Đi trong hương tràm
Câu 1. Không gian nghệ thuật được nhắc đến trong khổ thơ 1 văn bản Đi trong hương tràm là?
A. Trường Sơn Đông.
B. Trường Sơn Tây.
C. Vàm Cỏ Đông.
D. Vàm Cỏ Tây.
Câu 2. Đâu là tính từ chỉ trạng thái hoa tràm ở khổ thơ 1 trong văn bản Đi trong hương tràm?
A. Rực rỡ.
B. Tươi tắn.
C. Thẹn thùng.
D. E ấp.
Câu 3. Sự vật nào dưới đây không xuất hiện trong khổ thơ đầu văn bản Đi trong hương tràm?
A. Nắng.
B. Gió.
C. Mây.
D. Lá.
Câu 4. Đâu là nhận xét đúng về giọng điệu trong văn bản Đi trong hương tràm?
A. Bông đùa, ngang tàng.
B. Hào hùng, mạnh mẽ.
C. Sâu lắng, dịu dàng.
D. Nghiêm túc, hào sảng.
Câu 5. Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu Dù gió mây kia đổi hướng thay màu Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau |
A. Điệp từ.
B. Nhân hóa.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
Câu 6. Chọn đáp án chứa dòng thơ sử dụng phép nhân hóa:
A. Hoa tràm e ấp trong vòm lá.
B. Dù gió mây kia đổi hướng thay màu.
C. Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng.
D. Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh ngát.
Câu 7. Đâu là nhận xét đúng về tâm trạng của tác giả trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Đi trong hương tràm?
A. Mừng vui, hạnh phúc.
B. Hớn hở, yêu đời.
C. Hụt hẫng, cô đơn.
D. Đau đớn, bi lụy.
Câu 8. Địa danh nào dưới đây được nhắc đến trong bài thơ Đi trong hương tràm?
A. Tháp Mười.
B. Làng Sen.
C. Trường Sơn Đông.
D. Châu Đốc.
Câu 9. Hương tràm trong khổ thơ dưới đây khẳng định điều gì?
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...
(Đi trong hương tràm – Hoài Vũ)
A. Tình yêu thủy chung của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu.
B. Nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.
C. Khẳng định tình yêu sẽ luôn còn mãi.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khổ thơ sau:
Dù đi đâu dù xa cách bao (…)
Dù gió mây kia đổi hướng thay (…)
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên (…).
(Đi trong hương tràm – Hoài Vũ)
A. xa/ phương/ mãi.
B. lâu/ màu/ nhau.
C. bao la/ màu/ cạnh.
D. ngày/ phương/ nhau.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều