Top 10 Thuyết trình về lễ hộ Ka-tê (siêu hay)

Tổng hợp trên 10 bài Thuyết trình về lễ hội Ka-tê hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Dàn ý Thuyết trình về lễ hội Ka-tê

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

2. Thân bài: 

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

3. Kết bài: 

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 1

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Thông thường Lễ hội Kate của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại đền tháp Po Nagar, Tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Kate của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa xưa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc tại làng Hữu Đức.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.

Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm.

Tồn tại cùng với thời gian, ngày nay lễ hội Ka Tê không chỉ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là ngày hội văn hóa ý nghĩa đối với bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 2

Ka-tê là lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị thần mà cũng là những anh hùng dân tộc như Pô-Klông Ga-rai, Pô Rô-mê,... được tổ chức trên một không gian rộng lớn (đền tháp, làng, gia đình), trong khoảng thời gian chừng một tháng.

Lễ hội Ka-tê năm nay được tổ chức từ ngày 14-10 đến ngày 17-10 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đặc sắc trong hàng chục lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm. Là nơi hội tụ những tỉnh hoa văn hoá, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kĩ thuật, mĩ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợi công việc đồng áng, mùa màng, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề,... Lễ hội Ka-tê là dịp để các chàng trai tài, cô gái sắc, phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn mang một phong cách độc đáo, riêng có của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người. Âm thanh dìu dặt của kèn Sa-ra-nai, trong nhịp giật thôi thúc của trống Ghi-năng đưa những người dự lễ lên đỉnh cao của sự thăng hoa, hoà vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ. Lễ hội Ka-tê chính là giây phút thiêng liêng của người trần thế đánh thức các tháp Chăm cổ kính yên ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng loà, toả ra trăm sắc, ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hoá đa sắc, đa màu của các dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Ka-tê diễn ra theo trình tự các bước đã có truyền thống từ xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ. Lễ hội tại đền tháp do Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bà La Môn gồm: Thầy cả sư làm chủ lễ, thầy kéo đàn Ka-nhi - hay còn gọi là thầy cò ke, bà bóng dâng lễ và ông từ. Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, l mâm cơm với muối vừng, 3 ô bánh gạo và hoa quả.

Lễ rước y trang của nữ thần Pô-na-ga (thần Mẹ xứ sở) diễn ra một ngày trước ngày hội chính. Y phục của nữ thần Pô-na-ga do người Ra-glai (một bộ tộc miền thượng) cất giữ. Lí do vì sao mà y trang của nữ thần Mẹ xứ sở của người Chăm lại do người Ra-glai giữ hộ thì hiện còn nằm trong các màn sương dày của các truyền thuyết. Đến ngày hội lễ Ka-tê thì người Chăm làm lễ đón y trang do người Ra-glai chuyển lại và để y trang của nữ thần Mẹ xứ sở vào một ngôi đền gần tháp. Trước khi rước y trang lên tháp, đoàn người Ra-glai tập trung đông đủ, ông từ giữ đền dâng cúng lễ vật, gồm: trứng, rượu, trầu cau và xin phép thần được rước y trang về tháp để làm lễ.

Tiếp theo là lễ mở cửa tháp do một vị cả sư và ông từ trông coi tháp điều hành. Lễ vật gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương... Trong không khí trang nghiêm, vị cả sư đọc mấy câu thơ (trong kinh hành lễ): “Chúng con lấy nước từ sông lớn / Chúng con đội về tháp tắm thần / Thần là thần của trời đất / Chúng con lấy những tấm khăn đẹp nhất / Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần,...”.

Sau đó, ông từ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Si-va trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Ka-nhi (tương tự đàn nhị của người Việt) và bà bóng tiến đến trước cửa tháp chính, ngồi bên tượng bò thần Na-đin để hát lễ xin mở cửa tháp: “Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng / Hương trầm của người trần dâng lễ / Hương trầm bay toả ngát không gian / Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần”. Bà bóng và ông từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm nghi ngút và sự chăm chú của mọi người.

Tiếp theo là lễ tắm tượng thần, lễ này được diễn ra bên trong tháp. Lễ tắm tượng thần là một thủ tục linh thiêng, do ông cả sư, thầy cò ke, bà bóng, ông từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Sau khi đọc các đoạn trong kinh hành lễ, ông từ cầm lọ nước tắm vẩy lên pho tượng đá, mọi người có mặt cùng tắm cho thần. Trong khi tắm, những tín đồ nhiệt thành lấy nước trên thân tượng thần bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu tài lộc, sức khoẻ, may mắn....

Sau khi tắm cho tượng thần xong là bắt đầu lễ mặc y phục. Thầy cò ke hát một bài thánh ca, hát đến đâu thì ông từ, bà bóng mặc y phục đến đó. Đầu tiên là mặc váy, rồi đến áo cho tượng thần.

Đại lễ được tiếp tục khi tượng thần đã mặc trên mình bộ xiêm bào lộng lẫy, các lễ vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Chủ trì buổi lễ là vị cả sư, bà bóng bày lễ vật, thầy kéo đàn Ka-nhi mời các vị thần cùng về dự lễ. Lần lượt thầy cò ke hát mời 30 vị thần, mỗi vị thần, thầy hát một bài thánh ca để mời. Thầy cả sư làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho muôn dân. Kết thúc đại lễ là màn vũ điệu múa thiêng của bà bóng.

Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng bên trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội. Những điệu trống Ghi-năng, kèn Sa-ra-nai đồng loạt vang lên, cầm nhịp cho các cô gái Chăm trong vũ điệu cuồng nhiệt, say sưa, hấp dẫn, thôi thúc mọi người. Không khí vui nhộn liên tục cho đến khi Mặt Trời khuất sau các dãy núi,...

Lễ hội Ka-tê ở các làng Chăm diễn ra trong một hoặc có khi là vài ngày sau khi kết thúc lễ hội ở các tháp. Ở đây, mấy hôm trước ngày hành lễ Ka-tê làng, dân làng đã quét dọn đền miếu (mỗi làng Chăm thường thờ riêng một vị thần), chuẩn bị sân khấu, bãi chơi để thi dệt thổ cẩm Chăm, thi đội nước, kéo co,... Những năm gần đây còn tổ chức cho thanh niên chơi bóng đá, bóng chuyền, mọi nhà đều sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm đồ ăn, thức uống,... Nếu như lễ hội Ka-tê ở tháp nặng về phần lễ thì lễ hội Ka-tê làng lại nghiêng về phần hội.

Trong ngày hội Ka-tê làng, sau khi chuẩn bị xong lễ vật, buổi sáng, mọi người làm lễ cúng Ka-tê ở Nhà Làng đệ cầu mong thần phù hộ cho dân làng bình an, khoẻ mạnh và làm ăn phát đạt. Chủ lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà chủ làng hoặc già làng có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Khi kết thúc buổi lễ là lúc bắt đầu các trò chơi. Tại làng Mỹ Nghiệp, nơi tập trung hơn 500 thợ dệt thổ cẩm Chăm lành nghề (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trong lễ hội Ka-tê hằng năm, ngoài các trò chơi như múa quạt, kéo co,... còn diễn ra hội thi dệt thổ cẩm rất sôi nổi.

Khi lễ Ka-tê làng kết thúc thì lễ Ka-tê gia đình mới được bắt đầu. Mỗi gia đình, tuỳ theo điều kiện của mình mà mua sắm các thứ cho ăn mặc như tết Nguyên đán của người Kinh vậy. Khi cúng lễ ở mỗi nhà, mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ để cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh được rủi ro, gặp nhiều may mắn,... Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục con cháu nhớ ơn công lao sinh thành, giáo dưỡng của ông bà, tổ tiên,... Mọi người sau khi cúng lễ xong thì hưởng lễ hay đi thăm viếng người thân, bạn bè, chúc tụng nhau, Trong lúc đến viếng thăm nhau, ngoài những lời chúc tụng về sức khoẻ, hạnh phúc và công việc, người Chăm hay mời nhau uống rượu, ăn các loại bánh, trái cây,...

Lễ hội Ka-tê là hình thức sinh hoạt lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm, cuốn hút tất cả mọi thành viên trong thôn làng ở tất cả mọi cấp độ, lứa tuổi, không một người nào bị lãng quên, mọi người tham gia với khả năng của mình vào các hoạt động của cộng đồng. Các thiếu nữ Chăm thuộc làu từng động tác, từng phách, từng nhịp, cách trở, gập quạt, cách uốn, nhún, lượn, xoay, đảo,... từ các nghệ nhân, những người cao tuổi trong làng để tạo nên sự uyển chuyển, duyên dáng, nhuần nhuyễn, nhịp nhàng đến khó tin qua các màn múa quạt tập thể làm say lòng người. Khâm phục hơn nữa khi biết họ là những thiếu nữ Chăm bình thường, trước ngày hội Ka-tê chỉ tập hợp, ôn luyện cùng nhau vài buổi để ra trình diễn. Nếu không phải là cái truyền thống, cái máu thịt thì không thể có được sự nhịp nhàng, chính xác đến vậy.

Mặc dù cộng đồng người Chăm chịu nhiều ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ, song lễ hội Ka-tê lại biểu hiện một lối đi riêng, một thái độ tiếp thu văn hoá gắn với truyền thống văn hoá bản địa. Những người chủ của lễ hội này, của nền văn hoá Chăm, mặc dù trong tâm thức, người ta vẫn thờ cúng thần Si-va nhưng cộng đồng người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam còn coi trọng, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa cái xưa và nay, cái quá khứ và hiện tại. Vì vậy mà các tháp Chăm, nơi hành lễ Ka-tê đều gắn liền tên của một ông vua có nhiều công với thần dân, được mọi người phong thành Thần và tên tháp thờ mang tên ông, như tháp Pô-klông Ga-rai, Pô Rô-mê.,... Đấy chính là một điểm mấu chốt để nền văn hoá Chăm mãi mãi vững bền trước các biến cố lịch sử, biểu hiện sức sống mãnh liệt của văn minh cội nguồn hội nhập với văn hoá Đông Nam Á, làm cho diện mạo của lễ hội Ka-tê thêm phong phú, đa dạng, hợp lòng người, mãi mãi trường tồn.”.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 3

Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch (tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng.

Lễ hội Katê của người Chăm hàng năm được tổ chức vào 1/7 lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch), diễn ra trong 3 ngày trên một không gian rộng lớn tại các đền tháp Chăm thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận chính thức được ghi tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ban hành kèm theo quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL, ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính ngàn năm tuổi, nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm, mà còn gắn với nhiều lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để cộng đồng người nhân dân địa phương và những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo.

Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các đền tháp thì tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có tổ chức lễ đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar. Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Katê đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần.

Vào ngày thứ hai, lễ diễn ra tại Tháp Pô klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh và tháp Pô Rôme trên đồi " Bôn acho" tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu. Trong buổi lễ này người Chăm sẽ thực hiện nghi thức tắm và mặc y trang cho vua. Đây là nghi thức kỳ bí nhất diễn ra bên trong tháp. Mở đầu là vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp sau đó đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần ( tượng thần bằng đá dưới hình thể Mukhalinga - linga hình mặt người).

Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Thầy kéo đàn Kanhi kết thúc bài hát đầu tiên thì cả sư, bà bóng... đã mặc trong váy cho vua. Cứ như thế y trang lộng lẫy được khoác lên tượng ngài theo các lời hát. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Những người được tắm cho vua còn thấm nước trên tượng ngài bôi lên đầu mình để cầu may mắn, sức khỏe. Thầy kéo đàn Kanhi là người giữ nhịp cho buổi lễ, mỗi bài thầy hát đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng và tưởng nhớ tổ tiên.

Vào ngày thứ ba, lễ hội diễn ra tại làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Làng Mỹ nghiệp có tên Chăm là Caklaing, theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra vị vua Chăm Pô Klong Garai. Làng còn có một nghề dệt thủ công truyền thống nổi tiếng có lịch sử phát triển lâu đời. Trong ngày Hội Katê, làng Chăm Mỹ Nghiệp tổ chức Lễ dâng cúng thần làng, tổ sư nghề dệt và tổ tiên. Trong ngày hội họ còn tổ chức nhiều trò chơi như thi dệt vải, đội nước, đá bóng, văn nghệ...

Lễ hội Katê cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần, và đại lễ. Khi điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc thì ở ngoài tháp bắt đầu mở hội. Những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm làm náo nức lòng người.

Chiều tối ngày thứ 2 lễ hội ở các tháp Chăm kết thúc và sau đó là lễ hội Katê ở làng và từng gia đình. Tại các làng Chăm không khí lễ hội lại bừng lên tuy nhiên qui mô nhỏ hơn và phần lễ cũng đơn giản hơn. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Katê.

Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau.

Katê được tổ chức trong 3 ngày nhưng thực tế nó thường được kéo dài cả tuần lễ để bà con người Chăm vui chơi giải trí và cầu cho một năm mùa màng tốt tươi. Sau khi làm lễ ở đền tháp, Katê được đưa về gia đình để các gia đình, dòng tộc tổ chức lễ cúng. Mọi thành viên viên trong gia đình sum họp, ngồi quay quần bên hương hồn tổ tiên và chúc nhau những điều tốt lành.

Qua một chặng dài lịch sử, Katê là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường lịch sử của mình.

Lễ hội Katê mang nhiều yếu tố đối lập của cấu trúc lưỡng hợp: màu sắc, nghi lễ, hội hè... từ đực-cái, ngày – đêm, sáng – tối. Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lứa đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của cư dân nông nghiệp.

Có thể nói lễ hội Katê chính là dịp cho người Chăm phô bày sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Chính vì vậy lễ hội Katê không chỉ đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của Tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ vật dâng cúng mà nó còn trình diễn trước công chúng một nền ca- múa - nhạc dân gian giàu bản sắc riêng.

* Các hoạt động của Lễ hội Katê 2017

Lễ hội Katê năm 2017 của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận sẽ diễn ra từ ngày 18/10 - 21/10/2017 (Từ ngày 30/6 - 03/7 Chăm lịch), với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.

Ngày 18/10/2017 (Ngày 30/6 Chăm lịch): Từ 13h00’ - 15h00’: tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Đền Pô Inư Nưgar, người Chăm trong làng sẽ làm nghi lễ rước xiêm y Thánh Mẫu do người Raglai cất giữ mang đến. Nghi lễ xong xuôi, bộ xiêm y được rước quanh làng trong sự cung kính của mọi người rồi tiến vào đền để cúng tế trong những ngày Katê. Sau phần lễ là những màn múa quạt, khăn truyền thống của các thiếu nữ Chăm duyên dáng. Mọi người chúc tụng và mời nhau ly rượu, tưởng nhớ công ơn các vị thần đã nâng niu che chở và cho mùa màng bội thu.

Ngày 19/10/2017 (Ngày 01/7 Chăm lịch): 06h 00’: Tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, Tháp Po Rome: lễ rước xiêm y từ thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu lên Tháp Po Rome. Ngôi tháp tọa lạc trong một làng Chăm cổ với nhiều nét huyền bí, linh thiêng. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đồ sộ với kiến trúc độc đáo, mang dáng vẻ uy nghiêm khác lạ so với những ngôi tháp Chăm khác dọc dải miền trung. Song song với lễ tục là những điệu múa duyên dáng, đầy uyển chuyển của thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống cùng gam màu rực rỡ.

06h 00’: Tại thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu, Tháp Pô Klông Garai: lễ rước xiêm y thần Pô Klông Garai từ thôn Phước Đồng lên Tháp Pô Klông Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước khối kiến trúc hùng vĩ tại tháp Chăm cổ. Đây là nơi hành hương đông đúc của người Chăm. Hầu hết các làng Chăm đều đến cúng lễ và cầu nguyện, giúp gia đình một mùa Katê tràn đầy sức khỏe và bình an.

07h 30’: Diễn ra Lễ Công bố và đón nhận Bằng chứng nhận “ Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Tháp Pô Klông Garai, Tháp Po Rome và Đền Pô Inư Nưgar.

Ngày 20/10/2017 (02/7 Chăm lịch): 07h 30’ Diễn ra Lễ Công bố và đón nhận “ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc” được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Sân vận động làng nghề Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

Ngày 21/10/2016 (03/7 Chăm lịch): là Katê tại gia đình. Ngoài ra trong suốt lễ hội còn liên tục diễn ra các hoạt động truyền thống của người Chăm như: Hội thi tay nghề dệt thổ cẩm, Hội thi tay nghề gốm, biểu diễn văn nghệ,…

Bên cạnh tìm hiểu Lễ hội Katê, tham quan di tích các Đền và các Tháp, du khách còn tự mình khám phá nghệ thuật kiến trúc Chăm hay lựa chọn và mua sắm những món quà thủ công mỹ nghệ dân gian Chăm độc đáo, xem biểu diễn nghệ thuật Chăm đầy trải nghiệm thú vị.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 4

Lễ hội Ka-tê, một trong những sự kiện quan trọng hàng năm của người Chăm, được tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm (tương đương tháng 10 dương lịch), nhằm tưởng nhớ các vị thần và anh hùng dân tộc như Pô-Klông Ga-rai, Pô Rô-mê,... diễn ra trên một không gian rộng lớn, bao gồm các đền tháp, làng, và gia đình, kéo dài trong khoảng một tháng.

Lễ hội Ka-tê năm nay được tổ chức từ ngày 14-10 đến ngày 17-10 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây không chỉ là một trong những sự kiện quan trọng hàng chục lễ hội của người Chăm mà còn là nơi hội tụ những di sản văn hóa, sinh hoạt, và tập tục truyền thống độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vị thần mà còn là nền tảng để thể hiện văn hóa, nghệ thuật, và truyền thống của cộng đồng.

Âm thanh đặc trưng của kèn Sa-ra-nai và nhịp trống Ghi-năng kết hợp với vũ điệu của các thiếu nữ Chăm tạo nên không khí linh thiêng và phấn khích. Lễ hội Ka-tê là cơ hội để các nghệ nhân trẻ Chăm thể hiện tài năng của mình thông qua những điệu nhảy, bài hát, và âm nhạc có phong cách riêng của dân tộc Chăm. Âm thanh dìu dặt của kèn Sa-ra-nai, trong nhịp giật thôi thúc của trống Ghi-năng, đưa người tham dự lễ hội lên đỉnh cao của sự thăng hoa, hoà mình vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm, tạo nên một hình ảnh đẹp huyền bí và quyến rũ.

Lễ hội Ka-tê không chỉ là dịp để tôn vinh các vị thần mà còn là lễ hội truyền thống độc đáo với các bước lễ như rước y trang, mở cửa tháp, tắm tượng thần, mặc y phục cho tượng thần, và cuối cùng là đại lễ. Các nghi lễ này được thực hiện dưới sự chủ trì của Ban tế lễ đạo Bà La Môn, với sự đóng góp của Thầy cả sư, thầy kéo đàn Ka-nhi, bà bóng dâng lễ, và ông từ. Những lễ vật cúng tế bao gồm đủ loại như con dê, gà, cơm, muối vừng, bánh gạo, và hoa quả.

Rước y trang của nữ thần Pô-na-ga, do người Ra-glai giữ và chuyển giao, là một sự kiện đặc biệt trước ngày hội chính. Lễ rước y trang được diễn ra một ngày trước lễ hội chính, và sau khi được chuyển giao, y trang của nữ thần Mẹ xứ sở được đặt tại một ngôi đền gần tháp. Trước khi rước y trang lên tháp, đoàn người Ra-glai tập trung để thực hiện lễ vật cúng và xin phép thần.

Tiếp theo là lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, và lễ mặc y phục cho tượng thần. Những bước lễ này được thực hiện với sự nghiêm túc và tôn trọng, đồng thời được kết hợp với những bài thánh ca và câu chuyện trong kinh hành lễ. Lễ mặc y phục được thực hiện bởi thầy cò ke và bà bóng, tạo nên một không khí trang nghiêm và tôn trọng.

Đại lễ được chủ trì bởi vị cả sư, với sự tham gia của bà bóng, thầy kéo đàn Ka-nhi, và các vị thần. Lễ vật được cúng tế đặt trước bệ thờ, và mọi người tham gia vào lễ cúng và khen ngợi các vị thần. Cuối cùng, buổi lễ kết thúc với màn vũ điệu múa thiêng của bà bóng, mang đến sự hứng khởi và phấn khích cho người tham dự.

Sau khi lễ hội tại các tháp kết thúc, lễ hội lan tỏa đến các làng và gia đình, kéo theo nhiều hoạt động như thi đấu thể thao, thi dệt thổ cẩm, và các trò chơi dân gian. Lễ hội Ka-tê làng là dịp để cộng đồng thể hiện sự đoàn kết, vui mừng, và lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh.

Mỗi gia đình sau khi kết thúc lễ hội tại tháp tự chuẩn bị cho lễ hội tại gia đình mình. Các buổi cúng lễ tại gia đình là dịp để người Chăm cầu mong sự bình an, may mắn, và thành công cho gia đình. Trong lúc cúng lễ, mọi người không chỉ thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, và người thân.

Tổng hợp lại, lễ hội Ka-tê không chỉ là sự kiện tôn vinh các vị thần mà còn là dịp để cộng đồng Chăm thể hiện và duy trì văn hóa, nghệ thuật, và truyền thống của mình. Lễ hội này không chỉ độc đáo trong các nghi lễ tín ngưỡng mà còn trong sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi năm, lễ hội Ka-tê là cơ hội để người Chăm gặp gỡ, kết nối, và tận hưởng không khí phấn khích của sự kiện truyền thống này.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 5

Lễ hội Ka-tê, tình cảm và sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn, đánh dấu khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 (tương đương tháng 9 và 10 dương lịch), là một ngày lễ linh thiêng và trọng đại. Được tổ chức rộng lớn từ các đền tháp đến làng xóm, cuộc diễu hành hội tụ từng gia đình, tạo ra một dòng chảy phong phú và đa dạng, kể lên câu chuyện của một cộng đồng đong đầy lịch sử và truyền thống.

Lễ hội Ka-tê năm nay diễn ra tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận từ ngày 14-10 đến ngày 17-10, trải qua một chuỗi sự kiện đa dạng và phong phú. Được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong văn hóa Chăm theo đạo Bà La Môn, Ka-tê không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vị thần mà còn là lễ hội truyền thống đong đầy ý nghĩa.

Tính chất của lễ hội Ka-tê giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, nơi người Chăm chuẩn bị nhà cửa, mặc những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng để tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên, đồng thời thăm hỏi trong gia đình và cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Ka-tê không chỉ nổi tiếng với những tháp cổ kính lưu giữ giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hóa Chăm, mà còn là nơi hội tụ nhiều lĩnh vực văn hoá khác nhau. Bước vào lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm không khí của nghệ thuật ca-múa-nhạc dân gian độc đáo.

Lễ rước y trang từ người Raglai, người em út của người Chăm, là một sự kiện đặc biệt trước ngày hội chính, làm nổi bật tính đa văn hóa và đa dạng của cộng đồng. Điều này không chỉ thể hiện trong các nghi lễ tôn giáo mà còn trong các bước lễ như rước y trang, mở cửa tháp, tắm tượng thần, và mặc y phục cho tượng thần.

Lễ mặc y trang cho vua, diễn ra với sự nhịp nhàng của các bài hát của thầy kéo đàn Ka-nhi, tạo nên không khí trang nghiêm và tôn trọng. Nghi lễ tắm và mặc y trang không chỉ là những hành động tôn kính, mà còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, khi người tham dự cầu mong sự may mắn và sức khỏe.

Lễ hội lan tỏa từ các tháp đến các làng và gia đình, kèm theo nhiều hoạt động như thi đấu thể thao, thi dệt thổ cẩm và các trò chơi dân gian. Lễ hội Ka-tê không chỉ là sự kiện tôn vinh các vị thần mà còn là dịp để cộng đồng thể hiện sự đoàn kết, lòng biết ơn và vui mừng.

Mỗi gia đình sau lễ hội tại các tháp tự chuẩn bị cho lễ hội tại gia đình mình. Buổi cúng lễ là dịp để người Chăm cầu mong sự bình an, may mắn và thành công cho gia đình. Trong lúc cúng lễ, mọi người không chỉ thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên mà còn biểu đạt lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và người thân.

Tổng hợp lại, lễ hội Ka-tê không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh các vị thần mà còn là cơ hội để người Chăm thể hiện và duy trì văn hóa, nghệ thuật và truyền thống của mình. Nó không chỉ là một sự kiện tín ngưỡng mà còn là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi năm, lễ hội Ka-tê là dịp để cộng đồng người Chăm gặp gỡ, kết nối và tận hưởng không khí phấn khích của sự kiện truyền thống này.

Bên cạnh những nghi lễ tín ngưỡng, lễ hội Ka-tê còn là một bảo tàng sống về di sản văn hóa Chăm, nơi lịch sử, truyền thống và đa dạng văn hóa của cộng đồng được tái hiện một cách rực rỡ và sống động.

Thuyết trình về lễ hội Ka-tê - mẫu 6

Lễ hội Katê, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người Chăm hiện nay, không chỉ là dịp quan trọng mà còn là di sản văn hóa đặc sắc, được tổ chức tại các đền tháp Po Nagar, Po Klong Garai và Po Rome trong thời gian kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1/7 theo lịch Chăm (tương đương khoảng từ ngày 25/9 đến 5/10 dương lịch).

Lễ hội Katê tại Ninh Thuận được coi là ngôi sao sáng nhất trong kho tàng văn hóa của cộng đồng Chăm theo đạo Bàlamôn. Tương tự như Tết Nguyên đán của người Kinh, Katê là dịp mà người Chăm tập trung sửa soạn nhà cửa, mặc những bộ trang phục mới, và tham gia các nghi lễ tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên, ông bà. Họ còn dành thời gian thăm hỏi trong gia đình và cộng đồng, chia sẻ những lời chúc tốt lành.

Lễ hội Kate ở Ninh Thuận, diễn ra hàng năm vào ngày 1.7 theo lịch Chăm, thường từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động văn hóa và nghệ thuật truyền thống của người Chăm Ninh Thuận. Trong bối cảnh "gia đình Champa xưa", người Chăm được coi là chị cả, còn người Raglai là em út, với trách nhiệm cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên của mình.

Ngày đầu tiên của lễ hội là dịp người Raglai rước y phục của các vị thần về làng của người Chăm, diễn ra tại các đền thờ của vị thần đó. Lễ rước và lễ đón y phục diễn ra trang trọng tại làng Hữu Đức, với những hoạt động văn nghệ truyền thống.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất tại Tháp Po Klong Garai, với nghi thức rước y phục lên tháp, lễ mở cửa tháp, tắm rửa và khoác y cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác. Ngày này, người Chăm và từ các vùng lân cận hội tụ tại đền tháp, mỗi người trong bộ trang phục lễ hội, mang theo lễ vật cúng dâng để cầu mong điều tốt lành.

Ngày thứ ba, lễ hội lan tỏa đến các làng và gia đình, khi mọi thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, cầu nguyện cho sự phát đạt, may mắn dưới sự phù hộ của tổ tiên và thần linh.

Với những hoạt động trên các đền tháp cổ kính, lễ hội Kate thu hút đông đảo du khách và đã trở thành một sự kiện lớn nhất trong năm của người Chăm. Không chỉ là di sản văn hóa cấp Quốc gia, lễ hội này còn mang ý nghĩa lớn trong việc duy trì và phát triển văn hóa của bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Raglai ở Ninh Thuận.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác