Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1: Viết (trang 133) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1: Viết (trang 133) ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Câu 8 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học.

Trả lời:

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

+ Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

+ Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

+ Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

+ Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Câu 9 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu yêu cầu và tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ.

Trả lời:

Yêu cầu của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,... của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

Tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

Giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ.

Câu 10 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.

Trả lời:

Bài

Kĩ năng viết

Tác dụng

1

Viết mở bài và kết bài

Giúp HS biết cách mở bài và kết bài đúng yêu cầu.

2

Viết đoạn văn biểu cảm

Biết cách viết đoạn văn biểu cảm, bộc lộ trực tiếp và gián tiếp cảm xúc, kết hợp tưởng tượng, liên tưởng và bộc lộ cảm nghĩ.

3

Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp

Nhận biết và giải thích được đặc điểm, chức năng cũng như cách viết từng loại đoạn văn.

4

Nêu bằng chứng, trình bày và phân tích bằng chứng

Biết cách nêu và phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ cho lí lẽ, ý kiến.

5

Viết câu khẳng định, câu phủ định và câu cảm trong văn nghị luận

Giúp cho lí lẽ, lập luận chặt chẽ, vừa biểu hiện cảm xúc, tình cảm của người viết, nêu rõ được ý kiến đồng tình hay phản đối.

Câu 11 (trang 133 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?

Trả lời:

- Trong sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm: Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Sách Ngữ văn 8 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

 Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Nghị luận

 Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Thuyết minh

 Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.

Nhật dụng

 Kiến nghị về một vấn đề đời sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác