Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 95 Tập 1 - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trang 95, 96 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:

a. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ)

b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin)

c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)

Trả lời:

a. Lời của nhân vật ông Nha, ý hàm ẩn: Tôi có một chỗ dựa đáng tin cậy. Đó là một người thân có chức quyền cao ở huyện (chủ tịch huyện).

b. Lời của ông bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi”, ý hàm ẩn: Vị bác sĩ đã khám và kê đơn trước đó cho nhân vật “tôi” là một thầy lang dốt, phán bừa bãi để kiếm tiền.

c. Lời khuyên của một người bạn thân với nhân vật “tôi”, ý hàm ẩn: Bệnh viện nhà nước có nhiều bác sĩ giỏi, có chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn các cơ sở tư nhân.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

Trả lời:

a. Nghĩa hàm ẩn trong câu:

- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi: đây là bữa cuối cùng của cái Tí khi ở nhà.

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: chị Dậu sẽ đem bán cái Tí cho nhà cụ Nghị.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn vì chị quá thương con, không nỡ nói ra điều quá đau lòng với mình và với cái Tí.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ như vậy vì thấy cái Tí chưa hiểu câu nói trước của mình.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 95 Tập 1 | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Trả lời:

a – 3

b – 1

c – 4

d – 5

e – 2

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.

Trả lời:

Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu mang ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. Một trong số đó là câu tục ngữ là em thích “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nghĩa tường minh (nếu chịu khó mài thì có thể biến một thanh sắt thành chiếc kim), có thể suy ra nghĩa hàm ẩn của câu này là: Kiên trì tất sẽ thành công. Từ câu tục ngữ này em rút ra cho mình bài học: Trong học tập cũng như mọi việc, để đạt được kết quả tốt, cần phải kiên trì, nhẫn nại; không ngại khó, ngại khổ; không nản chí, sơn lòng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác