Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 120 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc.
- Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh Niên mở ra từ ngày 27-3 đến ngày 30-6-2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc. Diễn đàn đã thu hút hàng vạn lượt ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước, thể hiện tâm huyết của mọi tầng lớp người Việt Nam mong muốn đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển với tâm lí nước nhỏ để trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Trả lời:
- Tác giả Dương Trung Quốc (1947)
Quê: Bến Tre
- Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh niên mở ra từ ngày 27/3 đến 30/6/2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản nghị luận hiện đại này nêu lên vấn đề: Làm thế nào để đất nước Việt Nam mãi trường tồn và phát triển ngày một lớn mạnh?
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vì sao tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô?
Trả lời:
- Tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô để dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích đưa ra dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước. Chúng ta là một dân tộc hào hùng, có độc lập, chủ quyền, có lịch sử, truyền thống, văn hóa... người Việt Nam ta giàu lòng yêu nước.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chú ý đến những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc.
Trả lời:
- Những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc: Lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông và nỗi nhục mất nước.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả bài viết đặt ra vấn đề gì trong phần (3)?
Trả lời:
- Tác giả bài viết đặt ra vấn đề: Vì sao có nhiều người so sánh công cuộc 20 năm đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?
→ Lí do cùng nối nhục của sự tụt hậu, nghèo hèn trước sự phát triển của nhân loại và ý chí vươn lên.
Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vị Đại tướng đó là ai và ông nhắc nhở chuyện gì?
Trả lời:
- Vị đại tướng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.” Thế hệ đó là thế hệ anh hùng đã đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước. Đại tướng đã nhắc nhở mọi người nhớ đến sự hi sinh cao cả của họ và biết ơn vì họ cho ta nền hòa bình như bây giờ để từ đó cố gắng phát triển đất nước đi lên.
Câu 6 (trang 122 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em hiểu “quốc danh” là gì? Cho một vài ví dụ.
Trả lời:
- Theo em, quốc danh là tên gọi của quốc gia.
Ví dụ: Đại Việt, Văn Lang, Âu Lạc...
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.
Trả lời:
- Về nhan đề văn bản: Đây không phải là việc tranh luận về diện tích nước ta nhỏ hay không nhỏ (so với một số quốc gia khác trên thế giới thì diện tích nước ta không nhỏ) mà vấn đề đặt ra ở đây là vị thế của nước ta trong thời kì hội nhập với thế giới, là cách nghĩ để thoát ra khỏi sự tự ti dân tộc, cho nước ta là nước nhỏ, nước nghèo, luôn lép vế trước các cường quốc trên thế giới.
- Xác định luận đề và các luận điểm của bài viết:
+ Luận đề của bài viết chính là vấn đề được đặt ra ngay từ đầu và ở nhan đề của văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?. Toàn bộ bài viết bàn luận xung quanh luận đề này.
+ Các luận điểm:
• Phần 1: Sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam là cơ sở cho niềm tự hào dân tộc.
• Phần 2: Sức mạnh của nỗi nhục mất nước và công cuộc giải phóng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.
• Phần 3: Lí do cùng nỗi nhục của sự tụt hậu, nghèo hèn trước sự phát triển của nhân loại và ý chí vươn lên.
• Phần 4: Tâm thế tự hào dân tộc và ước vọng lớn sẽ quyết định tầm vóc dân tộc.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?
Trả lời:
- Ở cả phần (1) và phần (2) của bài viết, tác giả đều nhắc lại lịch sử nhằm khích lệ tinh thần tự hào dân tộc. Đây chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp cha ông ta vượt qua nỗi nhục mất nước để tập hợp nhau lại trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông và nỗi nhục mất nước đã tạo nên sức mạnh dân tộc.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.
Trả lời:
- Những nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới theo tác giả bài nghị luận:
+ Do hậu quả của chiến tranh.
+ Do nếp nghĩ và hành xử của chúng ta. Đó là tâm lí nước nhỏ dẫn đến tự ti, ỷ lại.
- Ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan: “Mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời” dù chúng ta vẫn biểu dương những thành tựu to lớn đạt được, dù mức tăng trưởng GDP vẫn nhất nhì khu vực. Có hai nguyên nhân cơ bản như đã nêu ở trên. Bằng chứng là:
+ Chiến tranh kéo dài tàn phá của cải vật chất, để lại hậu quả nặng nề trên mọi phương diện: mất mát, hi sinh, di chứng tinh thần,...
+ Tâm lí nước nhỏ: “Không ít những phát biểu của các quan chức” khiến ta nghĩ rằng nước ta nhỏ bé, thuộc diện nghèo, cần được hưởng trợ giúp của thế giới, mà “không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu”.
Đó là những lí lẽ, bằng chứng có thể kiểm nghiệm trong thực tế, chứng minh cho sự đúng đắn của các lí lẽ, quan điểm mà tác giả bài viết nêu ra.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?
Trả lời:
- Các vấn đề được tác giả Dương Trung Quốc đặt ra trong bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? có ý nghĩa lớn lao với thế hệ trẻ hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề.
+ Rất nhiều bạn trẻ do không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại, ít có sự hiểu biết sâu sắc về tinh hình thế giới, có ý thức tự ti dân tộc, hoặc thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc, không hiểu gì về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc lạc quan tếu cho rằng nước ta đã phát triển ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, việc xác định cho mình một cách hiểu đúng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một điều quan trọng.
+ Nguy cơ tụt hậu sẽ kéo dài nếu chúng ta không thấy và khắc phục được những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong nhận thức của lớp trẻ.
- Chính niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, sức mạnh của lòng yêu nước sẽ giúp chúng ta vượt qua sự tự ti, nỗi nhục của một đất nước tụt hậu sống bằng việc chờ mong sự trợ giúp của nước ngoài, để vươn lên độc lập, tự chủ về mọi mặt, tiến tới xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.
- Thế hệ trẻ phải chăm lo việc học hành để có thể làm chủ đất nước, đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh.
Có như vậy thì mới có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”.
Câu 5 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.
Trả lời:
Đất nước ta tuy là một đất nước nhỏ nhưng lại có riêng cho dân tộc mình những truyền thống quý báu. Nước chúng ta có thể nhỏ về diện tích nhưng tinh thần và lòng yêu nước của ta chưa bao giờ nhỏ. Đất nước ta đang trên đà phát triển tuy còn nhiều khó khăn nhưng từng ngày từng giờ những công dân Việt Nam vẫn luôn nỗ lực, cố gắng xây dựng đất nước giàu đẹp. Tuy chưa thể so sánh với các quốc gia hiện đại trên thế giới, song bằng tinh thần và ý chí nghị lực, con người Việt Nam đã và đang trên con đường hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Chúng ta nên có cho mình lòng tự tôn, tự hào dân tộc và nỗ lực xây dựng đất nước phát triển hơn trong tương lai.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều