Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1: Đọc và Tiếng Việt (trang 121, 122, 123) - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần Đọc và Tiếng Việt trang 121, 122, 123 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Thể loại |
Đặc điểm |
Thơ bốn chữ |
+ Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2 + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Thơ năm chữ |
+ Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Truyện ngụ ngôn |
+ Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. |
Tùy bút |
+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. |
Tản văn |
+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động |
+ Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học |
+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Lí lẽ hợp tình hợp lý. |
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn. Dựa vào những dấu hiệu:
+ Cách kể ngắn gọn, hàm súc.
+ Viết bằng văn vần
+ Nội dung là bài học về cách sống, cách sinh hoạt.
+ Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,..
b. Tóm tắt:
Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì ve thử múa suốt tiếp đi.
c. Nhận xét:
- Ve ỉ lại vào đam mê của bản thân mà là lười biếng, không chịu làm lụng.
- Kiến: là một người chăm chỉ, cần mẫn, khôn khéo.
d.
Chủ đề: bài học sự làm việc chăm chỉ và biết cách tiết kiệm phòng cơ.
Thông điệp: Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, đau yếu.
Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
- Tác dụng của việc kết hợp:
+ Nội dung được triển khai rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa. Phương tiện phi ngôn ngữ giúp việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi hơn rất nhiều.
Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Em rút ra những lưu ý:
+ Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng.
+ Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận sẽ giúp việc phân tích một tác phẩm văn học cụ thể, rõ ràng hơn.
+ Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý để triển khai ý mạch lạc làm bài.
Câu 6 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
Bài đọc |
Thể loại |
Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 |
Thơ |
Con chim chiền chiền – Huy Cận |
2 |
Truyện ngụ ngôn |
Chân, tay, tai, mắt, miệng |
3 |
Tùy bút, tản văn |
Mùa phơi sân trước – Nguyễn Ngọc Tư |
4 |
Văn bản thông tin |
Phòng tránh đuối nước – Nguyễn Trọng An |
5 |
Văn bản nghị luận |
Sự hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – Minh Khuê |
Câu 7 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
a. Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
b. Các phó từ có trong các câu (2), (4): để, còn, đã.
c. Ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên: hồi, mau, rặt.
d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi.
- Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp việc triển khai chủ đề được liền mạch, logic, dễ hiểu. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, từ nội dung đến kết cấu đều phù hợp triển khai chủ đề.
Câu 8 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :
a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa.
=> Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.
b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là:
- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...
- Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST