Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 5 Tập 2 - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 5 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

* Nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

* Liên kết trong văn bản: đặc điểm và chức năng

Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn gó chặt chẽ với nhau.

- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.

Một số phép liên hết thường dùng:

Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

Ví dụ:

Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người biết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở một tình thế khắp khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm áp lại trong lòng

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một thú vui bổ ích)

Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 

Ví dụ:

Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vợ ghi chép, lưu truyền lại.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Ví dụ:

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước.

Ví dụ: 

Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E. Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. 

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học - một thú vui bổ ích)

Các từ in đậm đều cùng trường liên tưởng: Khám chữa bệnh.

Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn. Ví dụ: Với phép nối, người ta thường dùng các từ ngữ như "thứ nhất..., thứ hai..., thứ ba...", "trước hết..., hơn nữa..., quan trọng hơn cả..." ở các đoạn văn khác nhau để tạo sự liên kết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác