Soạn văn 12 Ôn tập cuối học kì 1 | Ngắn nhất Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Với các bài soạn văn 12 Ôn tập cuối học kì 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở và nêu dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của các trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm văn học.
Tác phẩm, tác giả |
Phong cách |
Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) |
|
|
Tràng giang (Huy Cận) |
|
|
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) |
|
|
Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) |
|
|
Thu Điếu (Nguyễn Khuyến) |
|
|
Trả lời:
Tác phẩm, tác giả |
Phong cách |
Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác |
Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) |
Phong cách cổ điển |
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố - Ngôn ngữ giàu tính ước lệ. |
Tràng giang (Huy Cận) |
Phong cách lãng mạn |
Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, con người tha thiết của tác giả. đó là nỗi nhớ nhà, khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, nhà thơ có nhiều suy tư khác nhau. |
Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) |
Phong cách lãng mạn |
Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình. |
Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) |
Phong cách cổ điển |
Sử dụng nhiều điển tích điển cố |
Thu Điếu (Nguyễn Khuyến) |
Phong cách cổ điển |
- Ngôn ngữ giàu tính ước lệ - Sử dụng bút pháp thủy mặc Đường thi. |
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở và nêu một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết phong cách sáng tác của trào lưu, trường phái văn học qua các tác phẩm truyện, kí:
Tác phẩm, tác giả |
Phong cách |
Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác. |
Lão Hạc (Nam Cao) |
|
|
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) |
|
|
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) |
|
|
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) |
|
|
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) |
|
|
Trả lời:
Tác phẩm, tác giả |
Phong cách |
Một số dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác. |
Lão Hạc (Nam Cao) |
Phong cách hiện thực |
- Tái hiện hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng 8 bị dồn vào bước đường cùng. |
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) |
Phong cách lãng mạn |
- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời. |
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) |
Phong cách hiện thực |
- Lên án những hủ tục lạc hậu của làng quê Việt Nam. |
Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) |
Phong cách hiện thực |
Đây là những trang văn châm biếm sắc sảo cái xã hội mà ông gọi là "chó đểu". Sở dĩ có được những tiếng cười "nhếch miệng" mà chua chát về thân phận con người như vậy là bởi nhà văn đã dày dạn vốn sống, có một chiều sâu suy tư và kinh nghiệm cuộc đời. |
Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô) |
Phong cách lãng mạn |
Miêu tả được những rung động đầu đời của hai nhân vật. |
Câu 3 (trang 159, 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở và sắp xếp các tác phẩm văn học dưới đây vào ô phù hợp:
Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Tràng giang (Huy
Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (Vũ
Trọng Phụng), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Trên đỉnh non Tản
(Nguyễn Tuân), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Lão Hạc (Nam Cao).
Văn học Trung đại Việt Nam (Viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm) |
Văn học hiện đại Việt Nam (Viết bằng chữ Quốc ngữ) |
|
|
Trả lời:
Văn học Trung đại Việt Nam (Viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm) |
Văn học hiện đại Việt Nam (Viết bằng chữ Quốc ngữ) |
Độc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) |
Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư); Con gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Lão Hạc (Nam Cao) |
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết thể loại của các văn bản Con
gà thờ (Ngô Tất Tố), Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng),
Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn
Thạc).
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận diện thể loại của văn bản |
1 |
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) |
|
2 |
Cái giá trị làm người (Trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng) |
|
3 |
Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc) |
|
Trả lời:
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận diện thể loại của văn bản |
1 |
Con gà thờ (Ngô Tất Tố) |
- Ghi lại chi tiết những sự việc liên quan đến tục lên lão của một làng quê Việt Nam - Số liệu xác thực. - Miêu tả cách luộc gà độc đáo. |
2 |
Cái giá trị làm người (Trích Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng) |
- Phản ánh thực trạng người lao động thất nghiệp đi tìm kiếm việc làm bằng nhiều cách khác nhau - Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đối thoại. |
3 |
Trên những chặng đường hành quân (trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc) |
- Có đánh ngày tháng năm - Địa điểm rõ ràng - Sử dụng yếu tố phi hư cấu. - Các sự kiện được ghi chép cụ thể. |
Câu 5 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu một số biểu hiện về đặc điểm thể loại của các văn bản kịch đã học (làm vào vở):
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 |
Màn diễu hành-trình diện quan thanh tra |
|
2 |
Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) |
|
3 |
Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) |
|
Trả lời:
TT |
Văn bản, tác giả |
Một số dấu hiệu nhận biết thể loại của văn bản |
1 |
Màn diễu hành-trình diện quan thanh tra |
- Có sự xuất hiện của tình huống và xung đột kịch. - Sử dụng thủ pháp trào phúng - Ngôn ngữ kịch. |
2 |
Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện, Mô-li-e) |
- Có sự xuất hiện của tình huống hài kịch và xung đột kịch. - Ngôn ngữ gần gũi với đời sống và đậm tính gây cười. - Thủ pháp trào phúng. |
3 |
Thật và giả (trích Con nai đen, Nguyễn Đình Thi) |
- Có sự xuất hiện của xung đột kịch - Nhân vật kịch - Ngôn ngữ kịch - Thủ pháp trào phúng |
Câu 6 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Qua các văn bản bi kịch và hài kịch đã học (ở lớp 11 và 12), hãy chỉ ra một số điểm
khác biệt giữa hai thể loại này (làm vào vở):
Các yếu tố |
Bi kịch |
Hài kịch |
Xung đột kịch |
|
|
Hành động kịch |
|
|
Nhân vật kịch |
|
|
Ngôn ngữ kịch |
|
|
Hiệu ứng thẩm mĩ |
|
|
Trả lời:
Các yếu tố |
Bi kịch |
Hài kịch |
Xung đột kịch |
Những mâu thuẫn không thể giải quyết, kết thúc bằng sự thảm bại, hoặc cái chết của nhân vật |
Phát sinh từ sự sai lệch với chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ. |
Hành động kịch |
Hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. |
Hành động của nhân vật, gắn với tình huống hài kịch, thể hiện thủ pháp trào phúng. |
Nhân vật kịch |
Con người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì lí tưởng cao quý, nhưng điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. |
Mọi tầng lớp trong xã hội đều có cách ứng xử trái với lẽ thường |
Ngôn ngữ kịch |
- Tỉ lệ độc thoại của nhân vật bi kịch, trong tương quan với đối thoại, thường cao hơn so với các thể loại kịch khác. - Lời đối thoại của nhân vật bi kịch có khuynh hướng độc thoại hoá, mang tính tuyên ngôn, hùng biện và biểu cảm sâu sắc. |
Gắn liền với đời sống và có yếu tố gây cười |
Hiệu ứng thẩm mĩ |
Thủ pháp trào phúng |
Thủ pháp trào phúng |
Câu 7 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Thực hiên các yêu cầu sau:
a. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật và cho ví dụ.
b. Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghịch ngữ và cho ví dụ.
Trả lời:
a.
Ngôn ngữ trang trọng |
Ngôn ngữ thân mật |
- Thường dùng với người lớn tuổi, người có chức quyền, với sếp… - Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đầy đủ, trang nghiêm, lịch sự.
|
- Thường được sử dụng với những người thân thiết, những người thân trong gia đình. - Sử dụng cấu trúc đơn giản, không nhất thiết phải đầy đủ chủ ngữ vị ngữ…thể hiện được cảm xúc, tình cảm của người nói. |
Ví dụ: - Em chào thầy! Thầy có thể bớt chút thời gian giải đáp một vài thắc mắc về hồ sơ du học giúp em được không ạ? - Thưa ngài, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng ạ. |
Ví dụ: - Tối tụ tập không bạn iu, lâu quá rồi. - Mẹ yêu nay mặc váy này xinh thế! |
b.
- Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những
đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ.
- Tác dụng: Nhằm biểu đạt dụng ý của tác giả, nhấn mạnh đối tượng nói đến trong câu.
- Ví dụ:
+ Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương
mẫu
(Nhan đề một chương trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
Đám ma > < hạnh phúc, Đám ma gương mẫu
=> Nhan đề: nêu lên một hiện tượng oái oăm, trái khoáy, mâu thuẫn, nghịch lí, ngược đời. Phản ánh một sự thực mỉa mai, hài hước: mọi người trong gia đình cụ cố tổ thực sự vui sướng, hạnh phúc khi cụ qua đời. Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu bất hiếu.
Câu 8 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Cho ví dụ về lỗi câu mơ hồ, lỗi logic và nêu cách sửa
Trả lời:
- Anh trai lấy vợ hai vợ chồng hạnh phúc.
=> Sửa: Anh trai lấy vợ và cả hai vợ chồng đều hạnh phúc.
- Công việc nhà chồng tôi làm hết cả rồi
=> Sửa: Công việc nhà chồng, tôi đã làm hết cả rồi.
Câu 9 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
Nêu một số lưu ý về:
a. Cách viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
b. Cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.
c. Cách viết bài văn nghị luận về một vấn để có liên quan đến tuổi trẻ.
d. Cách thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với
đất nước; cách nghe một bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và
cách thức thuyết trình.
Trả lời:
a. Lưu ý khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học:
- Xác định mục tiêu bài văn
- Xác định tiêu chí so sánh
- Cung cấp lập luận và chứng cứ
- Cân nhắc luận điểm đối lập
- Tổng kết và đánh giá dựa theo những lưu ý trên.
b. Lưu ý về cách trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học
- Khi trình bày cần kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói trở nên hấp dẫn.
- Giọng nói chuẩn, không ngọng, không ngắc ngữ.
- Lựa chọn cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng.
c. Lưu ý về cách viết bài văn nghị luận về một vấn để có liên quan đến tuổi trẻ.
- Xác định được vấn đề, đối tượng và mục đích sẽ định viết.
- Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề thông qua sách báo, internet, phiếu khảo sát ý kiến… để phục vụ bài viết.
- Sử dụng dẫn chứng, lí lẽ và bằng chứng xác thực để tăng thêm sức thuyết phục cho người đọc.
d. Lưu ý về cách thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước; cách nghe một bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.
- Xác định được vấn đề cần thuyết trình
- Lắng nghe những góp ý để bài thuyết trình sxe đầy đủ và hoàn thiện hơn.
- Phân tích được vấn đề cần trình bày: Lí giải mặt tốt/ xấu, tích cực/ tiêu cực... của vấn đề; lí giải sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề đến (những) cơ hội phát triển và/ hay thách thức đặt ra với đất nước; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.
- Nêu được bài học kinh nghiệm sau khi lắng nghe các lời nhận xét.
Câu 10 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai kiểu bài: bức thư trao đổi về
một vấn đề đáng quan tâm và bức thư trao đổi công việc.
Trả lời:
|
Thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm |
Thư trao đổi công việc |
Điểm giống |
Về hình thức thì đều có kết cấu của một bức thư gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung chính, kết thúc. |
|
Điểm khác |
- Nội dung sẽ hướng tới một vấn đề đang được xã hội quan tâm - Sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc. |
- Nội dung sẽ hướng tới công việc mà cả đối được viết thư và đối tượng nhận thư đều quan tâm, cùng bàn bạc và mong muốn nhận lại kết quả như mong đợi. |
Câu 11 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu một số lưu ý khi tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược.
Trả lời:
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
- Tuân thủ các quy tắc chung khi tham gia tranh luận: không được cướp lời khi đội
bạn đang tranh luận.
- Tập trung thảo luận, tranh luận về các ý kiến, không được chơi xấu bằng chiêu trò
công kích.
Câu 12 (trang 162 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập dàn ý cho bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.
Trả lời:
Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu hai tác phẩm thơ và nêu nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá.
* Thân bài: Phân tích, so sánh hai tác phẩm để làm rõ điểm tương đồng/khác biệt về đặc điểm/giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm thơ.
- So sánh các đặc điểm về nội dung:
+ Phân tích và so sánh nội dung của hai tác phẩm: chủ đề, ý nghĩa, tình cảm truyền đạt.
+ Đánh giá sự sâu sắc và tầm quan trọng của nội dung trong từng tác phẩm.
- So sánh các đặc điểm về nghệ thuật:
+ Phân tích và so sánh ngôn ngữ, hình ảnh, cấu trúc câu thơ của hai tác phẩm.
+ Đánh giá sự sáng tạo và khả năng thể hiện nghệ thuật của từng tác phẩm.
- Đánh giá giá trị của từng tác phẩm:
+ Đánh giá ảnh hưởng và đóng góp của từng tác phẩm trong lĩnh vực thơ cổ điển.
+ Nhận xét về sự độc đáo và phong phú của sắc điệu trong từng tác phẩm.
* Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm thể loại của tác phẩm, nhưng giá trị chung và nét độc đáo ở mỗi tác phẩm; nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của mỗi tác giả.
Bài nói tham khảo:
Xin chào tất cả mọi người,
Hôm nay, tôi xin được chia sẻ với các bạn về đề tài "Những sắc điệu phong phú của thi ca" thông qua việc so sánh và đánh giá hai tác phẩm thơ đặc sắc. Hai tác phẩm này mang đến những trải nghiệm văn học độc đáo và phong phú, và tôi tin rằng chúng sẽ mang đến cho chúng ta những cảm nhận thú vị.
Tác phẩm thứ nhất mà tôi muốn đề cập là [tên tác phẩm thứ nhất]. Đây là một tác phẩm thơ đặc sắc của [tên tác giả]. Ngôn ngữ trong tác phẩm này rất trau chuốt và tinh tế, sử dụng các từ ngữ cao cấp và hình ảnh tượng trưng để tạo nên một không gian thơ mộng và sâu lắng. Cấu trúc câu thơ cũng được xây dựng chặt chẽ và mang tính sáng tạo, tạo nên sự hài hòa và nhịp nhàng trong sắc điệu của tác phẩm. Ý nghĩa của tác phẩm cũng rất sâu sắc và tác giả đã thành công trong việc truyền đạt những tình cảm, suy tư và triết lý của mình thông qua những từ ngữ tinh tế.
Tác phẩm thứ hai mà tôi muốn giới thiệu là [tên tác phẩm thứ hai. Đây cũng là một tác phẩm thơ đáng chú ý của [tên tác giả]. Tuy nhiên, so với tác phẩm thứ nhất, tác phẩm này có một phong cách và sắc điệu khác biệt. Ngôn ngữ trong tác phẩm này có sự phóng khoáng hơn, sử dụng những từ ngữ dân dã, tươi sáng và thường ngày để tạo nên một không gian thơ tự nhiên và gần gũi. Cấu trúc câu thơ cũng có tính linh hoạt và đa dạng, tạo nên sự độc đáo và đặc trưng cho tác phẩm. Ý nghĩa của tác phẩm này cũng rất sâu sắc, tác giả đã thành công trong việc tạo ra một sự kết nối giữa văn hóa và cuộc sống hàng ngày thông qua những hình ảnh và tình cảm độc đáo.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
- Ngữ văn 12 Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ)
- Ngữ văn 12 Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
- Ngữ văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
- Ngữ văn 12 Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin)
- Ngữ văn 12 Ôn tập cuối học kì 2 và hệ thống hóa về văn học Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST