Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 67, 68, 69 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

1. Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường phản ánh hiện thực bằng yếu tố kì ảo. Nhiều truyện ngắn với truyện dân gian.

2. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, truyện dân gian

- Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật… của truyện kể.

- Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo xuất hiện giúp người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan điểm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.

- Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật, giúp nhà văn vận dụng trong truyện kể một thế giới kì lạ, hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngai trong xã hội đương thời.

- Trong truyện dân gian, yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm thể hiện quan niệm nhân gian về thế giới siêu nhiên hoặc niềm tự hào vào công lí.

- Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với quan niệm của tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống.

3. Văn tế

- Là loại văn đọc khi cúng tế người chết, là thể văn kết hợp nhiều yếu tố: tự sự, nghị luận, trữ tình…

- Một bài văn tế thường có các phần: Lung khởi, thích thực, Ai vãn, Kết

4. Lỗi câu sai logic và cách sửa.

- Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường:

Một số loại câu sai logic thường gặp:

- Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết

Ví dụ: Phúc là một học sinh hiền lành nhưng hay bị các bạn khác bắt nạt.

Phân tích lỗi: Sử dụng sai từ ngữ liên kết

Cách sửa: Phúc là một học sinh hiền lành nên hay bị các bnaj khác bắt nạt.

- Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.

Ví dụ: Tôi đã đến thăm quê Bác hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần cùng gia đình.

Phân tích lỗi: Sử dụng các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.

Cách sửa: Tôi đã đến thăm quê bác hai lần: một lần đi cùng chị gái, một lần đi cùng ba mẹ.

-  Câu có các hoạt động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lý.

Ví dụ: Tôi đã cố gắng không đi học muộn, ăn sáng và dậy thật sớm.

Phân tích lỗi: Các hoạt động sắp xếp không hợp lí.

Cách sửa: Tôi đã cố gắng không đi học muộn, dậy thật sớm và ăn sáng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác