Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm trang 117 → trang 122 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
* Tri thức về kiểu bài
- Thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm là kiểu văn bản thư tín, trong đó người viết thư trao đổi với người nhận thư về một vấn đề trong cuộc sống, đồng thời sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
- Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Về nội dung: nêu được vấn đề cần quan tâm, trình bày được ý kiến về vấn đề.
+ Về hình thức:
Với thư tay, bố cục văn bản gồm:
Mở đầu: Nêu địa điểm, thời gian viết thư, danh tính người nhận, lời chào mở đầu.
Nội dung: TRình bày ý kiến trao đổi về vấn đề.
Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư.
Với hình thức thư điện tử, bố cục về cơ bản như thư viết tay, nhưng cần chú ý đến địa chỉ người nhận, chức năng Cc1, Bcc2.
* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản “Thư gửi con trai”
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bức thư gồm những phần nào?
Trả lời:
Bức thư gồm 3 phần:
- Mở đầu: Nêu thời gian viết thư, chào hỏi người nhận thư (Uy-li-am)
- Nội dung: Trình bày vấn đề cần trao đổi “Vì sao cần phải có nhân tính?”, sau đó nêu giải pháp và làm rõ vấn đề qua các ví dụ.
- Kết thúc: Lời chúc, lời chào tạm biệt.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Mục đích viết thư của tác giả là gì?
Trả lời:
Mục đích: muốn giáo dục, khuyên răn con trai Uy-li-am hãy sống và trở thành một người có nhân tính.
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm hiểu những lí lẽ, bằng chứng mà người bố đã sử dụng để thuyết phục con trai mình.
Trả lời:
- Lin-cơn đã qua đời mấy chục năm nhưng danh tiếng của ông vẫn vang mãi? Vì sao lại như vậy? Vì Lin-cơn là người có nhân cách vĩ đại. Khi ông còn sống, ông là người chính trực, liêm khiết, không bao giờ hạ thấp nhân cách của mình, không chà đạp lên danh dự của mình.
- Thời đi học, nhiều người không chịu khó học các kiến thức văn hóa, lại đi học các thói hư tật xấu như: lười biếng, ích kỉ, lừa thầy dối bạn, không có tí trách nhiệm nào với tương lai của chính mình. Sau này chắc chắn họ không thể là người đủ tiêu chuẩn bước vào xã hội
- Người không có nhân cách thì làm bất cứ việc gì cũng phải đeo mặt nạ, hại người để trục lợi…
=> Sử dụng những lí lẽ, bằng chứng thiết thực có thật trong đời sống để giáo dục, răn đe con trai của mình.
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tác giả đã đề xuất những giải pháp nào để hình thành nhân cách của con người?
Trả lời:
- Để lòng mình luôn lấp đầy những suy nghĩ trung hậu, lương thiện, vị tha, trung thực, hài hòa, thì tất cả nhuwnhx suy nghĩ xấu xa sẽ biến mất rất nhanh.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có phù hợp tới đối tượng được nhận hay không?
Trả lời:
Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất phù hợp với đối tượng được nhận, đó là lời tâm sự, lời góp ý nhẹ nhàng nhưng đầy yêu thương của người cha dành cho con trai của mình.
Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Sau khi đọc xong ngữ liệu, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết thư trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm?
Trả lời:
Cần sử dụng dẫn chứng ngoài thực tế kết hợp lí lẽ để tăng sức thuyết phục.
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Viết thư trao đổi với bạn về một vấn đề mà học sinh lớp 12 quan tâm.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Lựa chọn chủ đề
Vấn đề học sinh lớp 12 thường quan tâm khi bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời: có thể là lựa chọn nghề nghiệp tương lai, phương pháp học tập, tình yêu học đường…
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Sau khi xác định được chủ đề, chúng ta cần:
+ Lựa chọn những nội dung cần trao đổi về đề tài đã chọn.
+ Tìm giải pháp giải quyết cho vấn đề
+ Nêu ví dụ để làm rõ vấn đề
+ Từ các ý đã tìm, tiến hành lập dàn ý cho lá thư
Bước 3: Viết bài
- Từ dàn ý đã lập, tiến hành viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh đảm bảo bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
Dàn bài:
- Mở đầu:
+ có địa điểm, thời gian cụ thể, danh tính người nhận thư
+ Nêu lời chào mở đầu
- Nội dung:
+ Trình bày vấn đề cần trao đổi “Lựa chọn ngành nghề cho tương lai”
+ Đề xuất cách giải quyết (nếu có)
+ Đưa ra các bằng chứng để chứng minh lợi ích của việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Kết thúc:
+Lời chúc, lời chào tạm biệt.
+ Nêu danh tính của người viết thư.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Đọc lại bài viết và rà soát lỗi đảm bảo:
+ Bố cục cân đối, phần mở đầu và kết thúc tương đối về dung lượng
+ Sử dụng cách xưng hô phù hợp
+ Đảm bảo đúng chính tả
+ Không mắc lỗi diễn đạt
Bài viết tham khảo:
Hà Nội, Ngày … tháng … năm
Chào Mai Linh!
Tôi nghe nói cuối tuần có buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, bạn có tham gia chung không? Đây là trong những vấn đề quan trọng được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông quan tâm.
Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.
Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.
Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.
Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.
Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong mình sẽ được gặp nhau vào buổi tọa đàm cuối tuần này nhé!
Chào Linh xinh đẹp,
Hoa
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
- Tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược
- Ôn tập trang 124
- Tri thức ngữ văn trang 125
- Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra
- Tiền bạc và tình ái
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST