Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trang 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

1) Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 88 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

- Khi đọc hiểu văn bản bị kịch, các em cần chú ý:

+ Nắm được cốt truyện của văn bản kịch.

+ Xác định được nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong văn bản kịch.

+ Xác định được những mâu thuẫn không thể hoá giải (mâu thuẫn bên trong nhân vật, mâu thuẫn giữa khát vọng của nhân vật với thực tiễn đời sống). Những mâu thuẫn này được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động, tâm trạng.... của nhân vật như thế nào?

+ Quan tâm đến các chỉ dẫn sân khấu để hiểu rõ hơn về bối cảnh, hành động và tâm trạng của nhân vật.

- Đọc trước đoạn trích tình biệt Cửu Trùng Đài, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

- Đọc nội dung tóm tắt sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích

Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài luôn khao khát được thì thổ tài năng của minh, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt giải về kinh thành, ép phải dựng Cửu Trùng Đài để hắn làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, mặc cho Lê Tương Dục dọa giết, dù đã dày công phác thảo bản về Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chơi mang tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây đài.

Đan Thiềm, một cung nữ, thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hốt tài năng để xây dung cho đất nước một toà đã vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể "tranh tinh xảo với hoa công” để cho dân ta nghìn thu cò hành diện. Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái đó, chấp nhận xây Cứu Trùng Đài với điều kiện phải có “toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém đầu" (hồi I).

Từ đó Vũ Như Tô dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thơ giỏi, tróc nã, trừng phạt những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, bởi ông cho chém những người bỏ trốn. Công cuộc xây dựng cảng gần kể thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa, truy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động mà ông hàng yêu mến, gắn bỏ càng căng thẳng, gay gắt (hối II, III, IV). Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản người cầm đầu phe đối lập trong triều đình -- đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản. giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu huỷ (hồi V)

Đoạn trích dưới đây nằm ở hồi V của vở kịch Vũ Như Tô.

Trả lời:

- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Bắc Ninh.

- Ông là là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, cha đẻ của nhiều vở kịch nổi tiếng: Vũ Như Tô, Bắc Sơn,...

- Là người sáng lập ra NXB Kim Đồng.

- Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước. Nguồn cảm hứng lớn nhất của ông là khai thác lịch sử.

- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, sâu sắc.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản là đoạn trích của vở kịch Vũ Như Tô ca ngợi tài hoa hiếm có của kiến trúc sư Vũ Như Tô và hoài bão cao đẹp của ông nhưng cũng phê phán cách làm sai lầm của ông. 

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 90 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý việc Vũ Như Tô hoàn toàn sống với Cửu Trùng Đài và không biết gì về thế cuộc.

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện Vũ Như Tô hoàn toàn sống với Cửu Trùng Đài và không biết gì về thế cuộc:

- Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải?

- Lạ chưa, nguy làm sao?

- Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu? Làm gì phải trốn?

- Làm sao mà phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao?

- Sao thế?

- Tôi làm gì nên tội?

- Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm.

Câu 2. (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch không?

Trả lời:

Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch.

Câu 3. (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản.

Trả lời:

Tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản: giúp khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn.

Câu 4. (trang 92 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ?

Trả lời:

Trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ vì họ cho rằng Vũ Như Tô cũng như các cung nữ, dụ dỗ vua làm theo lời mình, báo hại dân chúng sống trong lầm than, khổ cực.

Câu 5. (trang 93 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý hình ảnh Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch.

Trả lời:

Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch: là “con đĩ già”, dâm phụ chuyên đi dụ dỗ người khác.

Câu 6. (trang 93 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Lúc này, có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc?

Trả lời:

Vũ Như Tô đã hoàn toàn cô độc.

Câu 7. (trang 94 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô.

Trả lời:

Phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô: cười ầm, chửi “Câm ngay đi”, xúm lại vả vào miệng Vũ Như Tô.

=> Coi thường, tức giận trước việc làm của Vũ Như Tô.

Câu 8. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Trả lời:

Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng chua chát, tuyệt vọng không còn muốn sống, đau đớn đến bàng hoàng, linh hồn ông đã chết cùng Cửu Trùng Đài.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật:

1. "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

=> Chỉ dẫn sân khấu “Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ."" thể hiện bối cảnh hỗn loạn, quân khởi loạn ào đến lũ lượt;  “thản nhiên” thể hiện suy nghĩ, thái độ của Vũ Như Tô khi quân reo dữ dội đòi giết mình.

2. "Đan Thiềm (thở hồn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

=> Chỉ dẫn sân khấu “thở hổn hển” thể hiện hành động mệt mỏi, gấp gáp của Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn.

Câu 2. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng sau. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các nhân vật trong các lớp kịch?

Lớp

Diễn biến chính

Nhân vật

I

 

 

V

 

 

VI

 

 

VII

 

 

VIII

 

 

IX

 

 

Trả lời:

Lớp

Diễn biến chính

Nhân vật

I

Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

V

Thái độ cương trực của Vũ Như Tô khi Đan Thiềm thúc giục trốn đi.

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

VI

Kim Phượng, Đan Thiềm và các cung nữ than khóc khi thấy quân khởi loạn đến và phá cửa điện.

Kim Phượng + Đan Thiền + các cung nữ

VII

Quân khởi loạn đòi giết hết người trong phủ của Vũ Như Tô. Kim Phượng tố Đan Thiềm và Vũ Như Tô hòng thoát thân. Đan Thiềm cầu xin Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

Kim Phượng + Đan Thiềm + cung nữ + quân khởi loạn + Ngô Hạch

VIII

Vũ Như Tô đòi gặp An Hòa Hầu và vẫn muốn tiếp tục hoàn thành Cửu Trùng Đài. Còn bọn quân khởi loạn khinh thường và muốn lôi ông ra pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

IX

Cửu Trùng Đài bị phá. Vũ Như Tô không còn gì nuối tiếc và muốn đưa ra pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

=> Nhận xét về sự xuất hiện của các nhân vật trong các lớp kịch: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng và phù hợp trong việc thể hiện nội dung chính với vở kịch.

Câu 3. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?

Trả lời:

Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:

- Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông mong muốn tô điểm cho đất nước.

- Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.

=> Có sự xung đột trong quan điểm như vậy vì tư tưởng, lý tưởng và hoàn cảnh sống của của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.

Câu 4. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Trả lời:

- Phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra:

+ Luôn tin tưởng mình không có tội, bướng bỉnh, ảo vọng theo đuổi mục tiêu, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, tuyệt vọng.

=> Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Bi kịch của ông đến từ chính khát vọng, mong muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau của ông. Nhưng ông đã sai trong việc mượn uy quyền của bạo chúa để gây ra thống khổ, đày đọa cho nhân dân.

Câu 5. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Theo em, chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?

Trả lời:

Những chủ đề có thể nói tới trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm giành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.

Câu 6. (trang 95 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”. Theo em, Vũ Như Tô “phải” hay những kẻ giết Vũ Như Tô “phải”? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, Vũ Như Tô vừa phải, vừa không phải. Ông vừa đáng thương và cũng đáng trách.

+ Vũ Như Tô phải khi hoài bão lớn lao của ông là góp phần xây dựng đất nước, muốn cống hiến để làm nên giá trị tốt đẹp, lưu giữ muôn đời cho đất nước. Ông đã sống trọn vẹn với lí tưởng của mình.

+ Vũ Như Tô sai khi không hiểu rõ thế cuộc, mượn tay bạo chúa thực hiện lý tưởng, đẩy dân đen vào cảnh điêu tàn, thống khổ. Ông đã không hiểu nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân.

Ngược lại, những kẻ giết Vũ Như Tô, suy cho cùng cũng đều là những người dân bị áp bức, đày đọa, sinh ra nỗi căm hận không thể nguôi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác