Soạn bài Trương Chi - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Trương Chi trang 121 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Đọc văn bản “Trương Chi ” trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Sắp xếp các sự kiện sau theo trật tự thời gian của cốt truyện:

(1) Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi và muốn gặp chàng 

(2) Mị Nương rót nước vào chén, bóng thuyền của Trương Chi hiện lên 

(3) Trương Chi tự vẫn và được chôn dưới gốc cây bạch đàn

(4) Mị Nương gặp Trương Chi và thấy dung nhan của chàng

A. (1)-(2)-(3)-(4)

B. (1)-(2)-(4)-(3) 

C. (1)-(3)-(2)-(4)

D. (1)-(4)-(3)-(2)

Trả lời:

Đáp án:  D

Câu 2. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng địa điểm Mị Nương và Trương Chi gặp gỡ?

A. Vườn nhà Mị Nương

B. Bến sông

C. Trên lầu của Mị Nương

D. Dưới gốc cây bạch đàn

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 3. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Thông tin nào dưới đây không phản ánh đúng hình ảnh thực của Trương Chi trong tác phẩm?

A. Trên người chỉ có manh áo vá, mảnh quần xơ 

B. Mặt mũi đen cháy, hai bàn tay cộm những chai 

C. Có giọng hát hay, làm người nghe xao xuyến

D. Gương mặt sáng láng, ít được thấy ở trên đời

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 4. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Thái độ của Mị Nương khi chứng kiến diện mạo của Trương Chi là gì?

A. Bình thản, điềm tĩnh

B. Sững sờ, thất vọng

C. Dửng dưng, lạnh nhạt

D. Hờ hững, chua chát

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 5. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật:

- Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" cho người đọc thấy bối cảnh cuộc gặp gỡ của Trương Chi và Mị Nương.

- Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó.

Câu 6. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Lời thoại của Mị Nương và bà vú về Trương Chi ở đầu văn bản kịch cho thấy hình ảnh của Trương Chi như thế nào trong cảm nhận của Mị Nương?

Trả lời:

Lời thoại của Mị Nương và bà vú về Trương Chi ở đầu văn bản kịch cho thấy trong cảm nhận của Mị Nương, Trương Chi hát hay như vậy chắc chắn là người rất đẹp, dịu dàng, có nụ cười hiền, gương mặt sáng láng ít thấy trên đời,...

Câu 7. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là gì? Dựa vào đâu có thể khẳng định điều đó?

Trả lời:

- Xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là nàng rất yêu Trương Chi, yêu tiếng hát và bóng lưng chàng, nhưng không thể chấp nhận nhan sắc xấu xí của chàng. Điều đó đã đập tan những ảo vọng về chàng Trương Chi hoàn mĩ của nàng trước đó.

- Có thể khẳng định xung đột như vậy vì qua những lời thoại và chỉ dẫn của văn bản, người đọc thấy rõ mâu thuẫn trong hành động của Mị Nương (ban đầu rất yêu mến Trương Chi, tha thiết được ở bên chàng; vậy nhưng khi nhìn thấy nhan sắc chàng, Mị Nương cảm thấy sững sờ, không thể tin được, nhìn chàng bỏ đi, nàng muốn ôm nhưng cuối cùng lại quay đi, bưng mặt khóc nức nở)

Câu 8. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Em có suy nghĩ gì về câu nói của Trương Chi với Mị Nương: “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...”?

Trả lời:

Câu nói của Trương Chi với Mị Nương: “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...” cho thấy bản thân Trương Chi cũng nhận thức rõ thân phận và vẻ ngoài của mình không xứng với Mị Nương. Chàng không muốn một tình yêu dối lừa và cũng khao khát một tình yêu trọn vẹn, được là chính mình.

Câu 9. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, nhân vật Trương Chi hay Mị Nương là nhân vật bi kịch? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, cả hai nhân vật Trương Chi và Mị Nương đều là nhân vật bi kịch vì:

+ Chàng Trương Chi có giọng hát tuyệt đẹp nhưng dung mạo xấu xí và gia cảnh nghèo khó. Chàng khao khát có một mối tình chân thật nhưng khi chứng kiến phản ứng sững sờ của Mị Nương khi nhìn thấy mình, chàng tự biết thân phận và đau khổ trước mối tình tuyệt vọng mà tìm đến cái chết.

+ Mị Nương ban đầu có ấn tượng tốt đẹp và hi vọng nhiều ở chàng Trương. Nhưng khi nhận thấy sự thật khác xa tưởng tượng, nàng đau đớn đến sững sờ, không thể chấp nhận.

Câu 10. (trang 121 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Thông điệp mà vở kịch Trương Chi muốn gửi đến người đọc là gì? Thông điệp đó còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

- Thông điệp vở kịch gửi đến người đọc: Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo. Tình yêu không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn là sự đồng điệu giữa hai con người. Chúng ta sẽ hạnh phúc nếu biết trân trọng con người thật và giá trị của mỗi người.

- Thông điệp đó vẫn còn nguyên giá trị cho cuộc sống hôm nay, nhất là khi những giá trị thật sự đang dần bị lu mờ bởi vẻ đẹp bề ngoài.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác