Soạn bài Đây mùa thu tới - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Đây mùa thu tới trang 37, 38, 39 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

1) Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 37 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ.

- Khi đọc các bài thơ có yếu tố tượng trưng, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về đọc thơ nói chung, các em cần chú ý:

+ Cách tổ chức cấu tứ, những yếu tố tượng trưng, việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu thơ.... của bài thơ có gì đặc sắc

+ Các yếu tố tượng trưng trong bài thơ có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,... của tác giả?

- Đọc trước bài thơ Đây mùa thu tới, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu.

- Em biết những bài thơ nào viết về đề tài mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ.... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Trả lời:

- Nhà thơ Xuân Diệu:

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định.

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo.

+ Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp.

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc của mùa thu được gợi từ các bài thơ về mùa thu: bâng khuâng, xao xuyến, buồn man mác, giúp lòng người chậm lại, bình yên, thanh thản trong không khí mát lành, trong trẻo của trời thu.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa thu sống động và rộng lớn, nhưng khung cảnh có chút gì đó đượm buồn thơ mộng do cảnh vật bị phai nhòa theo sự chảy trôi của thời gian theo cái nhìn của tác giả.

Soạn bài Đây mùa thu tới | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 38 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, reo vui ngỡ ngàng chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

Câu 2. (trang 38 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Trả lời:

Thông thường, “một” là duy nhất, độc nhất. Nhưng nhà thơ Xuân Diệu đã sử dụng từ “hơn một” nghĩa là thế độc tôn đã bị phá vỡ. “Hơn một" chứ không phải “nhiều” vì mùa thu chỉ mới vừa chạm ngõ đất trời. Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo mà tinh tế và vô cùng chính xác.

Câu 3. (trang 38 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Trả lời:

Tác giả sử dụng dấu ba chấm ở cuối mỗi câu để nối dài ý thơ, tạo sự trải dài của hình ảnh được đề cập tới và mở rộng mọi giác quan của người đọc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.

Trả lời:

- Yếu tố tượng trưng: “nàng trăng”. Trăng ở đây là trăng non, trăng đầu mùa. Vẻ đẹp non tơ được nhân hóa như cô gái xinh đẹp, đương tuổi xuân thì. Trăng như biết ngẩn ngơ, suy tưởng. Trăng thật đẹp đẽ, huyền ảo, lung linh.

Câu 2. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Trả lời:

- Những chi tiết khắc họa thiên nhiên ở khổ 1:

+ Rặng liễu đìu hiu.

+ Mùa thu tới.

+ Lá vàng.

- Nhận xét: Các chi tiết trong khổ 1 là các chi tiết đặc trưng của thiên nhiên khi sang thu, nhưng mùa thu bắt đầu bằng cảm giác buồn, đìu hiu và chỉ ấm áp hơn khi có ánh vàng của lá thu xào xạc.

Câu 3. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trật tự hoa - lá - cành ở khổ thơ thứ hai có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Trật tự hoa - lá - cành ở khổ thơ thứ hai cho thấy những bước biến chuyển chậm rãi của thời gian, của mùa thu đang dần bao phủ không gian. Hoa đẹp cũng đến ngày tàn, lá xanh tươi ngả màu vàng, rụng lá, cành cây gầy và mỏng manh hơn. Đó là sự thay đổi từ trên xuống dưới, sự thay đổi của quy luật, tạo cho người đọc cảm giác êm ái nhẹ nhàng. Và đó cũng chính là quy luật tự nhiên của cuộc đời.

Câu 4. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Trả lời:

Sự khác biệt

Khổ 2

Khổ 3

Không gian

Miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới.

Mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

Sự vật

miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu

hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

Ý nghĩa của sự khác biệt

Cho thấy “bước chân của thời gian”, những biến chuyển của cảm giác để cảm nhận rõ ràng về mùa thu. Sắc thu không còn là sự chớm run nhẹ nữa là sự rét mướt đã được cảm nhận rõ ràng.

Câu 5. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- “buồn không nói” là cảm giác buồn chán không muốn làm gì, không nói nên lời, nỗi buồn mông lung, vô định chỉ giữ riêng trong lòng và “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” một điều gì đó rất rất mơ hồ. 

- “ít nhiều thiếu nữ” là chưa xác định về số lượng, người đọc không biết là bao nhiêu cô gái với tâm trạng buồn man mác buổi chiều thu se lạnh như vậy.

=> Mạch cảm xúc: Nỗi buồn tủi, mông lung, mơ hồ không rõ nguyên nhân.

Câu 6. (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

Sự

khác biệt

Đây mùa thu tới

Thu hứng

Thu điếu

Nội dung

Miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu.

Miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. 

Miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

Nghệ thuật

- Sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính.

- Sử dụng nhiều hình ảnh  tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng.

 Đều sử dụng các thể thơ cổ điển, tạo nên sự trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác