Soạn bài Mẹ tôi năm 2021 mới, ngắn nhất

Xem thêm bài soạn Mẹ lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

- Chân trời sáng tạo:

- Cánh diều:

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” tại vì:

- Nội dung mà bức thư đề cập đến là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ tức giận và buồn bã. Ông có thái độ như vậy bởi En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm.

- Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

   + “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

   + “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

   + “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

   + “... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”

   + “... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

   + “... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Trong truyện, hình ảnh người mẹ của En-ri-cô không hiện lên trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua lời kể của bố En-ri-cô

   + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

   + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

   + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

Người mẹ En-ri-cô là người nhân hậu, hết lòng vì con, yêu thương con vô bờ.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Điều khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

a. Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c. Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d. Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô tại vì:

- Lời trách phạt, bảo ban của người bố đối với con là những điều kín đáo, tế nhị không nên nói trực tiếp được.

- Việc viết thư gửi cho người con sẽ giúp cậu bé đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình

- Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

HS lựa chọn 1 đoạn văn bất kì trong bài nói về tình cảm và sự quan trọng của người mẹ đối với con sau đó học thuộc

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Suốt cuộc đời của mình sẽ không bao giờ tôi quên được những giọt nước mắt của mẹ ngày hôm đó chảy xuống vì tôi. Đó là năm tôi học lớp 8, khi bố mẹ tôi thường xuyên vắng nhà bởi công việc bận rộn tôi đã đua đòi theo bạn bè xấu mà sống buông thả bản thân. Tôi xa chân vào những quán nét, tập tành hút thuốc và bắt đầu nói dối thầy cô để nghỉ học. Lực học của tôi giảm sút trông thấy, cô giáo rất lo lắng và liên lạc với bố mẹ tôi. Khi mẹ tôi biết chuyện, mẹ rất buồn và sửng sốt bởi trước nay tôi là một đứa con ngoan và rất vâng lời. Buổi tối hôm đó, mẹ đã gọi riêng tôi vào phòng để nói chuyện, mẹ đã khóc rất nhiều, những giọt nước mắt của mẹ như những nhát dao đâm vào tim tôi. Tôi biết mình đã sai, từ khi ấy tôi quyết tâm thay đổi bản thân để trở thành người con ngoan.

Xem thêm các bài soạn bài Mẹ tôi hay khác:

Bài giảng: Mẹ tôi - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908)

- Quê: Ô-nê-gli-a, xứ Li-gu-ri-a trên bờ biển Tây Bắc nước I-ta-li-a (Ý) . 

- Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý. 

- A-mi-xi để lại một sự nghiệp văn chương rất đáng tự hào, trên nhiều thể loại: Truyện ngắn (Cuộc đời của các chiến binh, Những tấm lòng cao cả…), du kí (Tây Ban Nha, Hà Lan…), phê bình văn học (Chân dung văn hào…), luận văn chính trị xã hội (Vấn đề xã hội, Nội chiến…).

C. Tác phẩm

a. Xuất xứ: 

- Văn bản được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”, xuất bản năm 1886.

b. Nhan đề “Mẹ tôi”: 

- Nhan đề do chính tác giả đặt. 

- Nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa mẹ và con. 

- Bức thư đề cao, nhấn mạnh vai trò của người mẹ. 

- Mục đích bức thư là giáo dục con cần có tình cảm kính yêu, thái độ biết ơn đối với người mẹ. 

c. Kiểu văn bản: Nhật dụng 

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm  

e. Tóm tắt

Truyện kể về sự việc cậu bé En-ri-cô đã vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Bố biết chuyện nên đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu thương, sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách cư xử tế nhị, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, gay gắt của bố, cậu bé cảm thấy hối hận và xúc động vô cùng. 

g. Bố cục: 2 phần: 

- Phần 1: Từ đầu đến “xúc động vô cùng” : Hoàn cảnh người bố viết thư cho En-ri-cô. 

- Phần 2: Còn lại: Nội dung bức thư của người bố. 

h. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung: 

+ Vai trò vô cùng quan trọng của người mẹ trong gia đình.

+ Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Sáng tạo tình huống.

+ Thể loại viết thư với phương thức biểu cảm.

+ Sử dụng chi tiết, hình ảnh đặc sắc về người mẹ.  

+ Giọng điệu, lời văn sâu sắc, xúc động. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học