Soạn bài Mạch lạc trong văn bản năm 2021 mới, ngắn nhất
1. Khái niệm
- Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng với nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc người nghe.
1. Mạch lạc trong văn bản
a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí vì: Các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
a. Sự việc chính: Việc chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
Sự kiện chính: “Sự chia tay” và “những con búp bê” .
Nhân vật chính: Thành và Thủy
b. Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.
- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chia tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được
→ Đó được xem là mạch lạc của văn bản
c. Các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:
- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.
- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.
- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.
- Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.
- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.
=> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Phân tích tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi”
- Chủ đạo của văn bản “mẹ tôi” là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.
- Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:
+ Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.
+ Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:
Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.
Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.
Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.
Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.
Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.
Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.
Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi có tính mạch lạc.
b. Phân tích tính mạch lạc của văn bản “Lão nông và các con”
- Chủ đề chính của văn bản là ca ngợi lao động “Lao động là vàng”.
- Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần, các phần đều tập trung làm rõ chủ đề trên
+ Hai dòng đầu là mở bài: lời khuyên hãy cần cù lao động.
+ Mười bốn dòng giữa là thân bài kể chuyện Lão nông để lại kho tàng cho các con.
+ Bốn dòng cuối là kết bài: cách khuyên con lao động rất khôn ngoan của ông bố.
Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Cách kể như vậy không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc tại vì:
+ Chủ đề của văn bản là: Hạnh phúc gia đình là vô cùng thiêng liêng cao quý. Người lớn đừng để hạnh phúc gia đình tan vỡ, dẫn đến việc các em nhỏ phải chia tay.
+ Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc.
Xem thêm các bài soạn bài Mạch lạc trong văn bản hay khác:
B. Kiến thức cơ bản
1. Mạch lạc trong văn bản
- Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí.
- Mạch lạc rất cần thiết cho văn bản.
2. Các điều kiện về một văn bản có tính mạch lạc
- Văn bản có tính mạch lạc cần:
+ Các phần, đoạn, câu đều nói về 1 đề tài, 1 chủ đề chung xuyên suốt
+ Các phần, đoạn, câu phải tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:
- Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Soạn bài Từ láy
- Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả
- Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Soạn Văn 7 (hay nhất)
- Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
- Văn mẫu lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm Văn 7
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 7
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
- Giải vở bài tập Ngữ văn 7
- Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều