Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình năm 2021 mới, ngắn nhất

- Nội dung: Những câu hát về tình cảm gia đình là chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca, thường được thể hiện trong lời ru của mẹ, câu hát của bà hay lời răn dạy của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.

- Nghệ thuật: Những câu hát này thường dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện tình cảm của mình.

- Ý nghĩa bài học: Nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, anh em ruột thịt.

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bài 1: Đây là lời của mẹ ru con và nói với con. Dấu hiệu khẳng định điều đó: Tiếng gọi “con ơi”

- Bài 2: Đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Dấu hiệu khẳng định:

   + Đối tượng mà lời ca dao hướng tới “Trông về quê mẹ”

   + Trong ca dao dân ca, không gian “ngõ sau”, “bên sông” thường gắn với tâm trạng của người phụ nữ đã đi lấy chồng đang hướng về quê mẹ.

- Bài 3: Đây là lời của con cháu nói với ông bà hoặc nói với người thân. Dấu hiệu khẳng định

   + “Nuột lạt mái nhà” là hình ảnh gợi nhớ người thân gia đình trong ca dao - Dân ca.

   + Đối tượng của nỗi nhớ: “ông bà”

- Bài 4: Nội dung là lời của những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ, cô bác…) nói với những người nhỏ (con, cháu) trong gia đình, hoặc là lời của anh em tâm sự với nhau. Vì nội dung câu hát là lời căn dặn, lời tâm sự.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tình cảm mà bài 1 diễn tả là công ơn trời biển của cha mẹ dành cho con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

- Cái hay trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu:

   + Sử dụng ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, các tính từ, từ láy giàu sức biểu đạt

   + Sử dụng các hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công lao của cha mẹ: Công cha - núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông để thấy được công ơn lớn lao mà cha mẹ dành cho con cái.

   + Âm điệu tha thiết, sâu lắng, đậm chất trữ tình.

- Những câu ca dao tương tự như bài 1 nói về công cha, nghĩa mẹ:

   Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

   Ơn cha nặng lắm ai ơi

   Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   Bài ca dao thứ hai là tâm trạng của người phụ nữ đi lấy chồng xa nhớ quê, nhớ mẹ. Những tình cảm đó được thể hiện qua:

- Hình ảnh thời gian “Chiều chiều”: Trong ca dao xưa, đây là khoảng thời gian dễ gợi buồn gợi tủi, đặt trong hoàn cảnh cô gái đi lấy chồng xa thì buổi chiều chính là lúc cô gái cảm thấy nhớ nhà, nhớ mẹ, thèm cảm giác được đoàn tụ nhất

- Không gian: “Ngõ sau” – là nơi vắng vẻ, ít người lui tới, không gian vắng lặng khiến cô gái càng cô đơn, bơ vơ.

- Hành động: “Ra đứng, trông”- Hướng về quê hương, mong muốn, khát khao được trở về quê mẹ.

- Nỗi niềm của nhân vật: “Ruột đau chín chiều” – nỗi buồn tủi, đau xót khi mong muốn không được thực hiện.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bài ca dao thứ 3 nói về nỗi nhớ và tình yêu đối với ông bà của con cháu. Tình cảm đó được diễn tả qua:

   + Động từ “ngó lên’: Thể hiện sự tôn kính, hướng vọng ngước lên nhìn ông bà tổ tiên của con cháu

   + Cách so sánh: Bao nhiêu nuột nạt – nhớ ông bà bấy nhiêu thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ tha thiết của con cháu đối với ông bà.

- Cái hay của cách diễn đạt đó có thể được biểu hiện:

   + Hành động “ngó lên”: sự ngưỡng vọng của người ở dưới ngước lên nhìn người bề trên.

   + Hình ảnh “Nuột lạt mái nhà” gợi nên sự gắn kết bền chặt của sự vật, cũng như sự đoàn kết gắn bó của những người cùng huyết thống, cùng một ông bà sinh ra.

   + Số nuột lạt của mái nhà là khó đếm xuể, cũng như công lao của ông bà. Cách so đã cụ thể hóa cái nỗi nhớ của con cháu, cái công ơn của ông bà vốn là những cái hết sức trừu tượng.

Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   Tình cảm anh em được diễn tả trong bài ca dao 4 như sau:

- Sử dụng cặp từ cùng chung - cùng thân: nhấn mạnh mối quan hệ ruột thịt, khăng khít

- Hinh ảnh so sánh anh em – chân tay: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, cho thấy sự gắn bó máu thịt, thiêng liêng của tình cảm anh em.

   Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: anh em là ruột thịt với nhau, phải biết thương yêu và giúp đỡ nhau để cho cha mẹ được vui lòng.

Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   Những biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài ca dao sử dụng đó là:

- Thể thơ lục bát giàu – Thể thơ dân tộc giàu nhạc điệu.

- Các hình ảnh so sánh dễ liên tưởng

- Sử dụng các hình ảnh quen thuộc dễ nhớ, dễ thuộc quen thuộc

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao đều là tình cảm gia đình.

- Đây là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Cho nên tình cảm này thường được thể hiện một cách chân thành, tế nhị.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   Con có cha như nhà có nóc,

   Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

*

   Đi đâu mà bỏ mẹ già,

   Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.

*

   Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,

   Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

*

   Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

   Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

Xem thêm các bài soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình hay khác:

Bài giảng: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm ca dao, dân ca 

- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.

2. Phân biệt ca dao và dân ca 

- Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:

+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. 

+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao. 

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

a. Giá trị nội dung

- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu hát thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà. Những câu hát này thường dùng để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt.

- Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình

b. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát

- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, nghệ thuật đối, …

- Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình, thủ thỉ, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học