Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả năm 2021 mới, ngắn nhất
Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 35):
a. Nhân vật Kiều Phương:
- Ngoại hình: dáng người nhỏ nhắn, làn da trắng mịn nhưng khuôn mặt và chân tay lúc nào cũng lem luốc.
- Hoạt động và sở thích : Hoạt bát chăm chỉ, nhanh nhẹn làm việc nhà khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc. Rất thích và say mê vẽ tranh.
- Tính cách: Có tâm hồn trong sáng, nhân hậu và vị tha, có tình yêu thương.
b. Nhân vật người anh:
- Là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm nhưng ẩn bên trong là sự dằn vặt, suy nghĩ ân hận, ăn năn, hối lỗi
- Người anh trong bức tranh khác với người anh thực của Kiều Phương. Bởi vì người anh trong bức tranh thật đẹp, hoàn hảo
Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 36):
Mở bài: Giới thiệu chung về người anh hoặc người chị mà em muốn kể.
Thân bài:
- Tả bao quát : Tuổi tác, nghề nghiệp
- Tả chi tiết
+ Ngoại hình : Khuôn mặt (đôi mắt, miệng, mai tóc), hình dáng, cách ăn mặc....
+ Tính cách:
Vd:
+ Học rất giỏi luôn được thầy cô bạn bè yêu mến.
+ Là người chu đáo chỉnh chu trong công việc.
+ Có tính tình ôn hòa, nhã nhặn. Biết quan tâm đến người trong gia đình và mọi người xung quanh
+ Luôn yêu thương và giúp đỡ chăm sóc em .
Kết bài: Tình cảm của em với người đó.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 36):
Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng (một đêm trăng trung thu hay một đêm trăng rằm) và ấn tượng của em về đêm trăng.
Thân bài
- Tả bao quát cảnh vật trong đêm trăng (Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...)
- Tả chi tiết:
+ Vẻ đẹp của trăng từ khi mới xuất hiện đến khi trăng đã lên cao:
Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.
- Kể một số hoạt động và tâm trạng của con người trong đêm trăng đó.
Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 36):
Mở bài
Giới thiệu chung về cảnh bình minh trên biển (Em được nhìn thấy cảnh bình minh ở đâu? Vào dịp nào?)
Thân bài
- Tả bao quát cảnh vật và không khí của buổi sáng trên biển (Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương, mùi biển tanh mùi cá, những bãi cát rì rào sóng vỗ…)
- Tả chi tiết vẻ đẹp của cảnh bình mình :
+ Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lác đác vài ngôi sao đang tỏa sáng.
+ Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển. Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
+ Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
+ Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.
- Miêu tả một số hoạt động của con người trên biển.
Kết bài
Cảm nghĩ của em về cảnh bình minh trên biển.
Câu 5 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 37):
Mở bài : Giới thiệu nhân vật người dũng sĩ trong các truyện cổ đã học ( VD :Thạch Sanh trong truyện cổ Thạch Sanh). Nêu ấn tượng của em về nhân vật đó.
Thân bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của nhân vật.
- Miêu tả chi tiết về ngoại hình:
+ Cao lớn, khoẻ mạnh, thân hình vạm vỡ...
+ Có sức khoẻ hơn người hơn người.
- Tính cách: Thích làm việc nghĩa, độ lượng, thương người, chuyên giải cứu mọi người khỏi nguy hiểm.
- Tài năng: Võ nghệ cao cường, Phép thuật tinh thông, vượt qua thử thách khó khăn như thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ của em dối với nhân vật (sự yêu mến và cảm phục)
Xem thêm các bài soạn Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả hay, ngắn khác:
- Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (hay nhất)
- Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (ngắn nhất)
- Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (siêu ngắn)
B. Kiến thức cơ bản
Để học tốt mục này, các em cần hiểu kĩ những nội dung cơ bản sau :
1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đối tượng miêu tả một cách rõ nét, cụ thể, sinh động như nó vốn có trong cuộc sống thường ngày. Đối tượng miêu tả ở đây có thể là người, vật, cây cối, phong cảnh, cảnh sinh hoạt,.. Qua văn miêu tả, người đọc, người nghe như thấy đối tượng hiện lên trước mắt mình.
2. Bởi vậy, để viết đuợc văn miêu tả, ta không thể không quan sát. Quan sát để phát hiện ra những nét mới mẻ, độc đáo, phát hiện ra cái riêng của đối tượng. Quan sát để sao có thể phát hiện cho đúng cái thần đối tượng. Quan sát là để phát hiện cho được cái mà người bình thường chưa thấy, không thấy hoặc chưa cảm hay không cảm như mình. Rồi sau đó, từ cái mới, cái riêng trong quan sát, tiến đến ta sẽ nâng lên thành cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Cái mới, cái riêng chính là linh hồn của văn học, đặc biệt của văn miêu tả.
3. Nhưng nếu chỉ có quan sát không thôi thì chưa đủ. Để có thể giúp người đọc, người nghe hình dung ra được, nhận ra được con người ấy, cảnh vật ấy… người viết cần phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Chính sự tưởng tượng, so sánh, nhận xét vừa giúp cho người đọc, người nghe hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, rõ ràng, vừa làm cho lời văn thêm sinh động, giàu hình ảnh.
4. Bởi vậy, có thế thấy rằng :
- quan sát,
- tưởng tượng,
- so sánh,
- nhận xét
là những thao tác chung nhất, cơ bản nhất để viết bài văn miêu tả. Viết bài văn miêu tả cần phải có những điều kiện khác nữa, nhưng đây là những thao tầc quan trọng để tạo được nội dung cho bài văn miêu tả.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:
- Soạn bài Vượt thác
- Soạn bài So sánh tiếp theo
- Soạn bài Phương pháp tả cảnh
- Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn tả cảnh
- Soạn bài Buổi học cuối cùng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn 6
- Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
- Văn mẫu lớp 6
- Tác giả - Tác phẩm Văn 6
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 6
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
- Giải vở bài tập Ngữ văn 6
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều