5+ Soạn bài Nhớ đồng (mới)

Nhớ đồng - lớp 8 Chân trời sáng tạo

Nhớ đồng - lớp 11 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Nhớ đồng (sách Văn 11 cũ)

A. Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) (ngắn nhất)

Câu 1 (Trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tiếng hò có sức gợi cảm đối với nhà thơ vì:

- Tiếng hò là âm thanh quen thuộc, thân thiết của đồng quê, của quê hương tác giả. Xứ Huế là quê hương nổi tiếng với những tiếng hò, làn điệu mộng mơ, trữ tình.

- Tiếng hò lại vang lên lẻ loi, đơn độc giữa buổi trưa tĩnh lặng với không gian bên ngoài sâu lắng, có chút đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng của người chiến sĩ bị tù đày.

- Người chiến sĩ đang say mê hoạt động cách mạng thì lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương của mình.

→ Cảnh ngộ cô độc, lẻ loi trong tù mà tác giả đang phải đối mặt.

Câu 2 (trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ:

"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!"

"Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai!".

- Hiệu quả nghệ thuật:

    + Mỗi cặp câu được lặp lại 2 lần, xen kẽ nhau tạo thành một điệp khúc để tô đậm, nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ.

    + Nỗi hiu quạnh trong tiếng hò, nỗi hiu quạnh của buổi trưa vắng cùng nỗi hiu quạnh của người tù đã nhuộm kín bài thơ một bầu không gian tràn đầy nỗi nhớ, nỗi buồn.

    + Tiếng hò hiu quạnh còn là nỗi nhớ quê hương, nhớ cuộc sống bên ngoài tha thiết của tác giả khi bị cách ly với cuộc đời.

Câu 3 (trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu diễn ra nỗi nhớ quê hương, đồng bào:

- Hình ảnh đồng quê hiện lên thân thuộc, rõ nét với "ô mạ xanh", "ruồng tre mát", "nương khoai sắn".

- Hương gió cồn thơm, hương vị ngọt bùi của khoai sắn cùng tiếng lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa cùng tiếng hò não nùng.

→ Hình ảnh quê hương hiện ra trước mắt với những hình ảnh, âm thanh đậm nét, tuy man mác buồn nhưng lại mang hồn quê sâu đậm. Bao trùm khắp không gian đồng quê ấy là giọng điệu buồn bã, là nỗi quạnh hiu của một con người tha thiết yêu cuộc sống, say mê hoạt động với lý tưởng cách mạng nhưng lại bị trói buộc trong nhà tù, bị cách li với cuộc đời.

Câu 4 (Trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Gợi ý:

Đoạn thơ từ câu "Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi" cho đến cuối bài đã tạo ra hai hình ảnh đối lập: Nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng và sau khi đến với lý tưởng cách mạng.

- Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: Cuộc sống quanh quẩn, vô định.

- Khi gặp lí tưởng: Say mê, hạnh phúc, vui sướng, tâm hồn nhà thơ được hòa nhập với cuộc đời lớn.

- Từ hai hình ảnh đối lập, Tố Hữu trở về với thực tại cuộc sống bị giam cầm trong nhà tù và khao khát được trở lại hòa nhập với cuộc sống, được hoạt động với lý tưởng cách mạng.

→ Trung thành với lý tưởng cách mạng, khát khao được sống tự do, được làm việc, hòa nhập với cộng đồng.

Câu 5 (Trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Sự vận động tâm trạng của nhà thơ:

- Trải dài, bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ quê hương, thương nhớ tha thiết cuộc sống và những ngày hoạt động cách mạng.

- Sự vận động:

    + Nghe tiếng hò nhớ quê, nhớ cuộc sống tự do bên ngoài.

    + Dòng hồi tưởng về những tháng ngày còn tự do sống, tự do hoạt động cách mạng.

    + Thực tại nhà lao tù túng, quạnh hiu.

    + Khát khao được tự do trở lại, được sống, được hòa nhập, được làm cách mạng.

Xem thêm các bài soạn Nhớ đồng hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên: Tố Hữu (1920-2002)

- Quê quán: Thừa Thiên – Huế

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm (mười sáu tuổi đã tham gia phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, mười tám tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương). Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng

- Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng vô tận của thi ca

- Phong cách nghệ thuật:

 + thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng nhà thơ

  + thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật

- Tác phẩm chính: 

   + thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)

   + tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

* Hoàn cảnh sáng tác

- 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.

- 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ → sáng tác bài thơ. Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.

* Vị trí: Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939.

- Thể thơ: 7 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

+ Phần 1: Từ đầu đến thiệt thà: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

+ Phần 2: Tiếp theo đến ngát trời: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

+ Phần 3: còn lại: Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

-   Giá trị nội dung: 

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

-   Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

+ Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học