5+ Soạn bài Lai tân (mới)
Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân - lớp 12 Cánh diều
(Cánh diều) Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân (ngắn nhất)
(Cánh diều) Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân (hay nhất)
Lai tân - lớp 8 Kết nối tri thức
Lưu trữ: Soạn bài Lai tân (sách Văn 11 cũ)
A. Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Bộ máy quan lại ở Lai Tân:
- Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng: Những người đứng đầu bộ máy quan lại địa phương, đại diện cho pháp luật.
+ Ban trưởng: Chuyên đánh bạc.
+ Cảnh trưởng: Kiếm ăn quanh.
+ Huyện trưởng: Chong đèn, đốt đèn bàn.
→ Những người đại diện cho pháp luật nhưng lại làm sai luật tái hiện bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Từ quan lại nhỏ cho đến quan chức cao chỉ lo ăn chơi, sa đọa, tham nhũng.
Câu 2 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Sắc thái châm biếm trong câu thơ cuối:
- "Thái bình": Ngôn từ châm biếm cao độ. Quan lại chỉ lo ăn chơi, tham nhũng không chăm lo cho dân. Chính quyền thối nát nhưng trời đất vẫn bình yên.
→ Bản chất dối trá, đại loạn, mục ruỗng từ bên trong của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Ngòi bút trào phúng tinh tế, sắc sảo, hình ảnh trời đất thái bình đã hút trọn sự châm biếm của cả bài thơ. Đây là đòn đả kích lớn vào bộ máy chính quyền Trung Quốc đại loạn.
Câu 3 (trang 45 SGK ngữ văn 11 tập 2)
- Kết cấu: Chặt chẽ, logic, tạo bất ngờ cho người đọc. Ba câu thơ đầu chỉ là câu chuyện bình thường nhưng câu thơ thứ 4 lại bất ngờ làm bật tung tư tưởng của bài thơ.
- Bút pháp: Sử dụng bút pháp chấm phá trong thơ Đường. Ngôn từ ngắn gọn, súc tích, giản dị. Chất "thép" trong bài thơ chính là sự châm biếm bằng ngôn từ nhẹ nhàng nhưng lại có sức đả kích mạnh bạo. Tác giả thẳng thắn phê phán sự thối nát, mục ruỗng của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Xem thêm các bài soạn Lai tân hay, ngắn khác:
B. Tác giả
- Tên Hồ Chí Minh (1890-1969)
- Quê quán: Nghệ An
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
- Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ⇒ hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng
+ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức
+ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.
+ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.
- Tác phẩm chính:
+ văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
+ truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
+ thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc
C. Tác phẩm
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh
+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
+ Mảng đề tài: Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
- Thể thơ: Thất ngôn
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
+ Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay
- Giá trị nghệ thuật:
+ Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.
+ Lối viết mỉa mai sâu cay.
+ Bút pháp trào phúng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu)
- Soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính)
- Soạn bài Chiều xuân (Anh Thơ)
- Soạn bài Tiểu sử tóm tắt
- Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều