Soạn bài Chiều xuân (Anh Thơ) ngắn nhất

A. Soạn bài Chiều xuân (Anh Thơ) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Bức tranh "Chiều xuân" hiện lên:

    + Mở đầu cho bức tranh ngày chiều xuân là màn mưa bụi phủ lên mọi cảnh vật trong buổi chiều yên ả, vắng lặng với: Bến vắng, đò lười, quán tranh đứng im, hoa xoan tím rụng.

    + Từ bến đò nhìn gần lên con đường đê thấy: Cỏ non tràn biếc, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.

    + Tầm quan sát của tác giả mở rộng ra cánh đồng làng xa xa: Hoa trên đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, đàn cò con bay ra, cô gái đang cào cỏ.

→ Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống đơn thuần của làng quê, giản dị, mộc mạc nhưng có đôi phần thanh vắng, tĩnh lặng.

- Nét riêng của bức tranh quê:

    + Mặc dù được tả vào thời điểm mùa xuân nhưng bức tranh lại vắng lặng, lắng đọng với cảnh vật yên bình: Bến vắng, đò lười, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả...

    + Cuộc sống của con người cũng yên bình mà không vội vã.

→ Sự quan sát tinh tế của tác giả, mọi vật hiện lên giản dị, mộc mạc, khoan thai nhưng vẫn khiến tâm hồn người đọc xao động với sự yên bình, mang đến cảm giác thư thái.

Câu 2 (trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Những hình ảnh gợi nhịp sống ở thôn quê:

- Những câu thơ đầu đặc tả cảnh vật bình dị với không khí làng quê yên tĩnh, thư thái: Con đò lười, quán tranh vắng, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả, đồng lúa xanh rờn, đàn cò con, hoa xoan tím.

- Câu thơ cuối: Xuất hiện hình ảnh cô thôn nữ đang làm cỏ trên ruộng. Hình ảnh người dân lao động duy nhất xuất hiện trong bài thơ. Tuy ít ỏi nhưng vẫn có thể nhận ra được những nét đặc trưng của miền quê Bắc bộ.

→ Thủ pháp nghệ thuật dùng cái động để tả cái tĩnh, nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê vẫn còn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3 (trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Những từ láy được sử dụng: Êm đềm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.

- Nét đặc sắc của những từ láy:

    + Đặc tả trạng thái thụ động hoặc hoạt động chậm rãi của chủ thể.

    + Làm nổi bật vẻ đẹp yên bình của cảnh vật cùng cuộc sống mộc mạc, giản dị, khoan thai nhưng vẫn khiến người ta mong ước.

Xem thêm các bài soạn Chiều xuân hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên Anh Thơ (1921-2005) 

- Quê quán: Hải Dương 

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

- Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.

- Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền  nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải  thoát  và khẳng định  mình  như nhều thanh niên thời đó.

-Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

- Tác phẩm chính: 

+ Tiểu thuyết "Răng đen", thơ "Bức tranh quê".

+ Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Được rút từ tập "Bức tranh quê", tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

- Thể thơ: 8 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

 + Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bên vắng.

 + Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

 + Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

-   Giá trị nội dung: 

+ Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

+ Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.

 + Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học