5+ Soạn bài Bài thơ số 28 (mới)

Bài thơ số 28 - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Bài thơ số 28 (sách Văn 11 cũ)

A. Soạn bài Bài thơ số 28 (Ta-go) (ngắn nhất)

Câu 1 (Trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Hình ảnh so sánh tượng trưng:

    + Mắt em - trăng: Khao khát được thấu hiểu trong tình yêu.

    + Tâm tưởng của anh - biển cả: Tình yêu bí ẩn, bao la.

→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi để khắc họa khao khát hòa hợp, mong ước được thấu hiểu trong tình yêu đôi lứa. Có điều biển cả kia bao la, ẩn sâu nhiều điều kì bí nên khát khao được thấu hiểu kia xem chừng khá vô vọng.

Câu 2 (trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định nhằm kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm mục đích thể hiện triết lý về tình yêu, về trái tim của Ta-go:

- Muốn hiến dâng trọn vẹn tất cả những gì mình có cho người mình yêu nếu có thể được. Thế nhưng trái tim, tâm hồn lại luôn là một thế giới bí ẩn, sâu thẳm làm sao có thể trọn vẹn dâng hiến trong 1 lần.

- Tình yêu vốn dĩ không hề đơn giản. Khát khao hay đau khổ luôn trải dài khắp tình yêu. Hai người yêu nhau phải thấu hiểu được để cùng chia sẻ, cùng vượt qua.

→ Khẳng định: Tình yêu là một hành trình khám phá chính bản thân mình để hiến dâng trọn vẹn những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Nhưng tình yêu cũng sẽ không thể tránh khỏi sự vô vọng, đau khổ nếu như hai người yêu nhau mà không thấu hiểu được nhau.

Câu 3 (trang 62 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Những câu có cách nói nghịch lý:

    "Em là nữ hoàng của vương quốc đó

    Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu".

Hoặc

    "Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

    Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu".

→ Điều kì diệu trong tình yêu: Hai người yêu nhau, luôn kề sát cùng nhau nhưng lại không hề hiểu chút gì về nhau hoặc không thể hiểu hết được nhau. Đây chính là điều đáng tiếc nuối nhất. Trong tình yêu, những thứ thuộc về bên ngoài như hoàn cảnh, vật chất thì rất dễ nắm bắt, còn sự phức tạp, bí ẩn của trái tim thì không thể dễ dàng nắm bắt được.

Xem thêm các bài soạn Bài thơ số 28 hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941)

- Quê quán: Kalculta

- Quá trình hoạt động văn học:

 + Là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại.

 + Ông để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc.

- Phong cách nghệ thuật: 

 + Ta-go đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết.

 + Thơ Ta-go cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình - triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Ta-go.

- Tác phẩm chính: 

 + Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công suất sắc:

+ 52 tập thơ.

+ 12 bộ tiểu thuyết.

+ 42 vở kịch.

+ Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc, hàng nghìn bức hoạ...

- Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh).

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

* Xuất xứ:

- Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự).
 
* Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902).

- Thể thơ: Tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục

+ Phần 1 (Từ đầu đến…không biết gì tất cả về anh): Khát vọng hòa hợp trong tình yêu.

+ Phần 2 (Tiếp đến…em có biết gì về biên giới của nó đâu):  Khát vọng dâng hiến trong tình yêu.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu.

-   Giá trị nội dung: 

Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.

+ Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.

+ Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.

+ Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm.

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu.

 + Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học