5+ Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (mới)
Người cầm quyền khôi phục uy quyền - lớp 10 Kết nối tri thức
(Kết nối tri thức) Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (ngắn nhất)
(Kết nối tri thức) Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (hay nhất)
Lưu trữ: Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (sách Văn 11 cũ)
A. Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, hành động:
Tình huống/nhân vật | Giăng Van-giăng | Gia-ve |
---|---|---|
Trước khi Phăng-tin tắt thở |
- Thái độ: + Với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, điềm tĩnh, an ủi “cứ yên tâm”. + Với Gia-ve: Nhún nhường, nhã nhặn nhưng không hề run sợ: “Thua ông”, “Tôi cầu xin ông một điều”. - Hành động: + Với Phăng-tin: Cứu giúp, cưu mang. + Với Gia-ve: Bình tĩnh trong từng hành động, cố gắng kiềm chế mình. → Sự nhún nhường của Giăng Van-giăng không phải vì sợ hãi trước Gia-ve mà nhằm cứu giúp Phăng-tin trong lúc cô tuyệt vọng, bệnh tình nguy kịch. |
- Thái độ: + Với Giăng Van-giăng: Giọng nói thú gầm, xưng hô mày - tao. + Với Phăng-tin: Quát tháo, xưng hô thô bỉ. - Hành động: + Với Phăng-tin: “Cặp mắt như cái móc sắt”, điệu cười phô cả hai hàm răng. + Với Giăng Van-giăng: Hành động có sự dè chừng. → Gia-ve điên cuồng, hung hãn, tìm mọi cách dập tắt hy vọng của Phăng-tin khốn khổ. Đối với Giăng Van-giăng, Gia-ve vẫn có sự dè chừng cẩn trọng trước thân phận thị trưởng. |
Sau khi Phăng-tin tắt thở |
- Thái độ: + Đối với Phăng-tin: Xót xa, thương cảm. + Đối với Gia-ve: Phẫn nộ, giận dữ. - Hành động: + Đối với Phăng-tin: Ngồi yên lặng, lặng lẽ nâng đầu Phăng tin đặt ngay giữa gối, vuốt tóc, thắt lại dây rút cổ áo, đặt lên bàn tay một nụ hôn + Đối với Gia-ve: Cầm thanh sắt giường nhìn Gia-ve giận dữ nhưng vẫn cố gắng kiềm chế. → Đối với Phăng-tin, Giăng Van-giăng giống như một đấng cứu thế, cứu rỗi linh hồn. Đối với Gia-ve, Giăng Van-giăng mạnh mẽ, quyết liệt, không sợ cường quyền. |
- Thái độ: + Đối với Phăng-tin: Tiếp tục nhạo báng, mỉa mai. + Đối với Giăng Van-giăng: Hống hách, hả hê trước sự nhún nhường Giăng Van-giăng. - Hành động: + Đối với Phăng tin: Cao giọng nói toạc hết sự thật về con gái Phăng-tin. + Đối với Giăng Van-giăng: Quát tháo, túm lấy cổ áo. → Gia-ve như một con thú rình mồi, là một con người vô nhân đạo, vô cảm trước nỗi đau của con người. |
Ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đối lập:
- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện - ác, tốt - xấu, yêu thương - vô cảm giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng.
- Thông điệp nghệ thuật: Ngay cả trong hoàn cảnh tuyệt vọng, bất công thì tình yêu thương con người chân chính sẽ vẫn đẩy lùi được được bóng tối của cường quyền và làm sáng lên niềm tin vào tương lai.
Câu 2 (Trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2)
- Nhân vật Gia-ve: Gợi lên hình ảnh về một con ác thú rình mồi:
+ Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động đều thể hiện sự tàn nhẫn, hung dữ: Tiếng thét "mau lên" như tiếng "thú gầm", "phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt", "túm lấy cổ áo", "cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng",...
+ Thái độ: Ngay cả khi Phăng-tin nguy kịch vẫn không ngừng quát tháo. Hắn bất chấp lời cầu xin của Giăng Van-giăng, tàn nhẫn nói ra bí mật về con gái Phăng-tin, gián tiếp đẩy Phăng-tin đến cái chết.
- Nhân vật Giăng Van-giăng: Gợi lên hình tượng một đấng cứu thế, một con người của tình yêu, lòng nhân đạo:
+ Chấp nhận hy sinh bản thân mình, ra tự thú để cứu một người bị bắt oan.
+ Giúp đỡ, cưu mang Phăng-tin khi đau bệnh. Xót thương khôn tả trước sự ra đi của Phăng-tin.
+ Qua cảm nhận của bà xơ Xem-pli-xơ: "Lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết".
+ Không hề run sợ trước sự tàn bạo của Gia-ve.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "Có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của tác giả.
- Thuật ngữ văn học này dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề hay trữ tình ngoại đề. Đây là một yếu tố ngoài cốt truyện, là lời của tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình đối với nhân vật, sự kiện trong tác phẩm. Bình luận ngoại đề còn chính thông điệp tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
- Tác dụng trong đoạn trích: Bộc lộ rõ quan điểm, tư tưởng của nhà văn: Bằng tình yêu thương và lòng lương thiện, con người có thể đánh đổ được cái ác, chống lại được cường quyền.
Câu 4 (Trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
- Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không mang đến cảm giác bi lụy: "Một nụ cười không sao tả được… đi vào cõi chết". "Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại" thể hiện rõ quan điểm của chủ nghĩa lãng mạn.
- Khi Giăng Van-giăng sửa lại trang phục cho Phăng-tin sau khi mất như "một người mẹ sửa sang cho con" thì "gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường".
Luyện tập
Câu 1 (trang 80 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Nghệ thuật miêu tả nhân vật Phăng-tin:
- Nghệ thuật đối lập:
+ Phăng-tin (nạn nhân) > < Gia – ve (cường quyền bạo lực).
+ Phăng-tin (người chịu ơn) > < Giăng Van-giăng (Vị cứu tinh).
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
+ Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi khi Gia-ve nói ra thân phận thật của Giăng van-giăng.
+ Khi nghe những lời ghê tởm, hống hách của Gia-ve "Tao đã bảo không có ông Ma - đơ - len", Phăng-tin đã không chịu đựng nổi mà qua đời.
+ Khi nghe được những lời thì thầm của Giăng Van-giăng lại nở nụ cười dù đã tắt thở.
→ Phăng-tin là một người phụ nữ đáng thương, tội nghiệp. Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin đến cuối cùng biểu hiện qua nụ cười lúc đã chết lại làm điểm sáng cho tinh thần nhân đạo. Cái kết tốt đẹp cho người đàn bà khốn khổ.
Câu 2 (trang 80 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Nhân vật Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện.
- Phăng-tin là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa thiện - ác. - Làm nổi bật lên tính cách nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng.
- Là hiện thân của một cái kết có hậu, của tinh thần nhân đạo cao cả.
Câu 3 (trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Trong đoạn trích việc phân tuyến nhân vật rõ ràng, có nhiều nét tương đồng với văn học dân gian.
- Phân tuyến nhân vật: Thiện – Ác (Phăng- tin, Giăng Van- giăng > < Gia-ve).
- Các tuyến nhân vật xung đột mạnh mẽ, quyết liệt để khắc họa rõ tính cách và làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Cái thiện luôn thắng cái ác.
Xem thêm các bài soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay, ngắn khác:
B. Tác giả
- Tên: Vích-to Huy-gô (1802-1885)
- Quê quán: Pháp
- Quá trình hoạt động văn học:
+ Thời thơ ấu, ông đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn: ông được thừa hưởng kho sách cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, có những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Song những trang đời khắc nghiệt ấy lại là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn để lại những dấu ấn không bao giờ phai trong sáng tạo của thiên tài này
+ Phương châm sống của ông: Yêu thương là hành động. Suốt cuộc đời của mình ông đã có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
- Phong cách nghệ thuật: thể hiện lòng khao khát tự do, bình đẳng, bác ái, đặc biệt là lòng yêu thương bao la với người khốn khổ
- Tác phẩm chính:
+ tiểu thuyết: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Chín mươi ba,....
+ thơ: Lá thu, Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt,...
+ kịch: Éc-na-ni
C. Tác phẩm
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Những người khốn khổ là bộ tiểu thuyết nổi tiếng trong sự nghiệp đồ sộ của Huy-gô
- Tác phẩm gồm 5 phần:
+ phần thứ nhất: Phăng-tin
+ phần thứ hai: Cô-dét
+ phần thứ ba:Ma-ri-uýt
+ phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni
+ phần thứ năm: Giăng Van-giăng
- Đoạn trích nằm ở cuối phần 1 (vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy ông đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó.
- Thể loại: Tiểu thuyết
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Tóm tắt:
Người phụ nữ Phăng-tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma- đơ- le (Giăng Van-giăng) cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Giăng Van-giăng. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Giăng Van-giăng đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy , Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Giăng Van-giăng bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, ông cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Giăng Van-giăng từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: giờ thì tôi thuộc về anh.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến Phăng-tin đã tắt thở): Giăng Van-giăng mất hết quyền uy trước tên thanh tra mật thám Gia-ve
+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền
- Ngôi kể: Thứ 3
- Giá trị nội dung:
+ Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền bằng ánh sáng của tình thương và nhem nhóm niềm tin vào tương lai
- Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng hình tượng tương phản, cốt truyện đầy kịch tính.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
- Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
- Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
- Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen)
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
Xem thêm bài soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn gọn, hay khác:
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều