Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen) ngắn nhất

A. Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến "sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra"): Thông báo sự qua đời của Các Mác cùng sự khái quát về những cống hiến vĩ đại của ông.

- Phần 2 (Tiếp theo đến "cho người đó không làm thêm gì nữa"): Đánh giá những cống hiến to lớn của Mác đối với sự phát triển của nhân loại.

- Phần 3 (Còn lại): Bày tỏ sự kính trọng, đề cao những cống hiến của Các Mác và lời xót thương chân thành sự ra đi của ông.

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Những cống hiến vĩ đại của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại".

- Cống hiến đầu tiên: Tìm ra được quy luật phát triển của lịch sử loài người.

- Cống hiến thứ hai: Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.

- Cống hiến thứ ba: Là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.

→ Các Mác là nhà khoa học lỗi lạc tiên phong, giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Những cống hiến của ông đều mang tầm vóc vượt thời đại.

Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Biện pháp so sánh tầng bậc (biện pháp tăng tiến) được thể hiện trong điếu văn:

- Cống hiến đầu tiên của Các Mác: So sánh với Đác-uyn.

    + Đác-uyn tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.

    + Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người.

- Cống hiến thứ 2 của Các Mác: Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ đó phát hiện ra giá trị thặng dư. Tác giả chuyển ý bằng câu "Nhưng không chỉ có thế thôi" nhằm:

    + Nhấn mạnh sự phát hiện tiếp theo lớn lao hơn phát hiện thứ nhất.

    + Khẳng định những công trình nghiên cứu trước đây đều mò mẫm trong bóng tối.

- Cống hiến thứ 3 của Các Mác: Tác giả chuyển ý bằng những cụm từ: "Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác", "nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa".

    + Khẳng định sự lớn lao của cống hiến thứ 3 với nhân loại.

    + Các Mác không chỉ là nhà khoa học lỗi lạc, ông còn là nhà cách mạng vĩ đại.

→ Tác dụng của biện pháp tăng tiến: Khẳng định tầm vóc vĩ đại của Các-Mác: là một vĩ nhân, những cống hiến đều là đỉnh cao vượt thời đại.

Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Tình cảm, thái độ của Ăng-ghen đối với Mác:

- Bài điếu văn gián tiếp ngợi ca những đóng góp vĩ đại của Các Mác cho nhân loại.

- Bày tỏ niềm xót thương vô hạn trước sự ra đi của Các-Mác, một tổn thất lớn cho nhân loại.

- Những cống hiến đến nay vẫn còn có giá trị lịch sử chứng tỏ sự bất tử của những cống hiến, sự vĩ đại mang tầm vĩ nhân của Các Mác.

→ Lời cầu nguyện của Ăng - ghen: "Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi".

Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Hiểu về ý kiến: "[...] Ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù đối địch nào riêng cả":

- Chủ nghĩa tư bản bao gồm tư tưởng, học thuyết phản động, duy tâm, bất công xã hội là mục tiêu phê phán, đấu tranh suốt đời Các Mác. Ông không chỉ định riêng bất cứ một cá nhân cụ thể nào.

- Những cống hiến của ông mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại.

→ Lời khẳng định của Ăng - ghen có ý nghĩa như một lời cầu nguyện dành cho sự ra đi của Các Mác.

Luyện tập

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Ý nghĩa những đóng góp của Các Mác đối với nhân loại:

- Cống hiến của ông là tiếng nói của sự công bằng, của nền văn minh nhân loại.

- Cống hiến của ông phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, xã hội chứ không dành riêng cho một cá nhân nào.

- Cống hiến của Các Mác tính nhân văn, tinh thần nhân loại cao cả, vượt thời đại.

→ Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại.

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Lập dàn ý cho bài điếu văn:

- Mở đầu điếu văn:

    + Những thông tin về sự ra đi của Các Mác.

    + Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại.

    + Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn, xót xa chân thành trước sự ra đi của ông.

- Phần hai điếu văn:

    + Nhắc đến 3 cống hiến vĩ đại của Các Mác.

    + Tình cảm xót thương của Ăng-ghen đối với Các-Mác.

    + Nhấn mạnh: Chủ nghĩa tư bản bao gồm tư tưởng, học thuyết phản động, duy tâm, bất công xã hội là mục tiêu phê phán, đấu tranh suốt đời Các Mác.

- Phần cuối: Khẳng định vị thế của Các Mác trong lòng nhân loại.

Xem thêm các bài soạn Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác hay, ngắn khác:

B. Tác giả

- Tên: Ăng – ghen (1820 – 1895)

- Quê quán: Thành phố Barmen, tỉnh Rhein, Vương quốc Phổ

- Quá trình hoạt động văn học:

 + Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc người Đức.

 + Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn thân thiết của Các – Mác.
 
- Tác phẩm chính: 

- Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học.

- Cùng với Các Mác:

+ Gia đình thánh (Tháng 2 năm 1845);

+ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848);

+ Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức (Tháng 3 năm 1848).

- Những năm cuối đời:

+ Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884),

+ Luivich Phoiơbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866); 

+ Biện chứng tự nhiên; Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các Mác qua đời.
 
- Thể loại: Điếu văn

- Tóm tắt:

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước lễ an táng của Mác vào ngày 14 tháng 3 năm 1883.

Các Mác là một trong số những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã qua đời. Ăng-ghen khẳng định ba cống hiến vĩ đại của Mác với cuộc sống của nhân loại: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra; Sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Cuối bài Ăng-ghen bày tỏ sự kính trọng, đề cao những cống hiến của Các Mác và lời xót thương chân thành sự ra đi của ông.

- Bố cục: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “…vĩ nhân ấy gây ra”: Nhắc lại thời điểm Các Mác qua đời, tiên lượng sự mất mát, trống vắng của giai cấp vô sản, nhân dân thế giới và khoa học lịch sử trước cái chết của ông.

+ Phần 2: Tiếp đến “…không làm gì thêm nữa”: đánh giá ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

+ Phần 3: Phần còn lại: Giải thích vì sao Mác bị nhiều người thù ghét và vu khống nhất nhưng lại không có kẻ thù cá nhân – đánh giá sự bất tử của Mác.

-   Giá trị nội dung: 

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước lễ an táng của Mác vào ngày 14 tháng 3 năm 1883.

Các Mác là một trong số những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã qua đời. Ăng-ghen khẳng định ba cống hiến vĩ đại của Mác với cuộc sống của nhân loại: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra; Sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Cuối bài Ăng-ghen bày tỏ sự kính trọng, đề cao những cống hiến của Các Mác và lời xót thương chân thành sự ra đi của ông.

-   Giá trị nghệ thuật: 

- Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.

- Mô hình 3 phần của văn nghị luận.

- So sánh tăng tiến, trùng điệp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học