Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận ngắn nhất
A. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
a.
- Nội dung đoạn trích: Ảnh hưởng thơ Pháp với phong trào thơ Mới ở nước ta.
- Quan điểm của tác giả:
+ Sự giao lưu văn hóa là ngẫu nhiên.
+ Thơ Pháp có ảnh hưởng đến thơ Mới nhưng không làm mất bản sắc dân tộc trong thơ.
b.
- Thao tác lập luận được sử dụng: Phân tích và so sánh.
- Thao tác kết hợp: Bác bỏ, bình luận.
c.
- Không thể quan niệm một bài, một đoạn văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận, thì càng có sức hấp dẫn. Thao tác lập luận muốn mang đến hiệu quả cao nhất cần có sự kết hợp phù hợp.
- Dựa vào mục đích nghị luận để xác định thao tác lập luận phù hợp.
- Để đánh giá mức độ thành công của việc kết hợp các thao tác lập luận khác nhau cần dựa vào:
+ Các lập luận rõ ràng, mạch lạc, logic.
+ Vấn đề nghị luận được giải quyết trọn vẹn.
+ Diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay phải có thì các bước cần tiến hành là:
Bước 1:
- Xác định vấn đề nghị luận:
+ Thanh niên ta ngày nay sống và làm việc cần phải có những phẩm chất tốt đẹp.
+ Lựa chọn một trong những phẩm chất thanh niên cần có: Năng động, sáng tạo, nhạy bén, tri thức, vượt khó...
- Xây dựng dàn ý:
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
+ Giải quyết vấn đề:
● Sự phát triển của thời đại, xã hội yêu cầu ở thanh niên những điều gì?
● Đáp ứng yêu cầu đó, thanh niên cần có phẩm chất...
● Thanh niên cần rèn luyện những gì để có được phẩm chất ấy và duy trì, phát triển nó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.
+ Kết thúc vấn đề:
● Nêu ý nghĩa của vấn đề.
● Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Bước 2:
- Tự chọn một luận điểm để trình bày.
Ví dụ: Chọn luận điểm: Thanh niên cần rèn luyện những gì để có được phẩm chất ấy và duy trì, phát triển nó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.
- Luận điểm đó nằm ở giải quyết vấn đề nghị luận.
- Viết câu chủ đề:
Ví dụ: Thanh niên cần rèn luyện rất nhiều để có thể duy trì và phát triển sự sáng tạo đó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.
- Hình thức lập luận được sử dụng (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).
Ví dụ: Thao tác bình luận.
+ Thanh niên cần không ngừng tích lũy kiến thức, tìm tòi kiến thức mới.
+ Tích cực tham gia vào những hoạt động học tập, công tác xã hội.
- Nên sử dụng kèm theo các thao tác lập luận nào để tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ: Thao tác phân tích, so sánh.
+ Thanh niên nếu không có sự sáng tạo sẽ không thể phát triển được bản thân.
+ Những thanh niên sáng tạo sẽ có tương lai tươi sáng hơn những thanh niên lười biếng, không chịu học hỏi, tiếp thu, sáng tạo cái mới.
Bước 3:
Viết đoạn văn hoàn chỉnh và trình bày trước lớp để rút kinh nghiệm.
Câu 3 (trang 113-114 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Chọn vấn đề thứ 3: "Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam?".
Gợi ý các ý cần trình bày:
- Xác định vấn đề cần nghị luận:
+ Xã hội phát triển, con người cần hình thành những phẩm chất mới để phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội.
+ Thực tế cho thấy, người Việt Nam hiện nay có khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục, thay đổi.
- Xây dựng dàn ý:
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
+ Giải quyết vấn đề:
● Đặc điểm của xã hội hiện nay: Khoa học phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao.
● Yêu cầu đặt ra đối với con người: Nhanh chóng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ.
● Thực tế nhược điểm của người Việt Nam: Sự trì trệ bảo thủ trong công việc; đấu tranh chống ngoại xâm thì xả thân quên mình nhưng đấu tranh chống tiêu cực còn kiêng nể, né tránh.
● Tác hại của những nhược điểm: Xã hội trì trệ, con người chậm phát triển,...
+ Kết thúc vấn đề:
● Giải pháp: Đổi mới trong giáo dục, cá nhân phải tích cực đổi mới tư duy, học hỏi và tự rèn luyện.
● Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Xem thêm các bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hay, ngắn khác:
B. Kiến thức cơ bản
TT |
Thao tác lập luận |
Đặc điểm nhận diện |
1 |
Giải thích |
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình |
2 |
Phân tích |
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng |
3 |
Chứng minh |
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau) |
4 |
Bác bỏ |
bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình. |
5 |
Bình luận |
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng…đúng hay sai, hay/dở, tốt/xấu, lợi/hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. |
6 |
So sánh |
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm .Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2)
- Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận
- Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều