Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận ngắn nhất

A. Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận (ngắn nhất)

- Kịch:

    + Khái niệm: Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Đối tượng miêu tả chủ yếu là những xung đột trong đời sống.

    + Đặc trưng:

    ● Xung đột tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.

    ● Tính cách, phẩm chất của nhân vật kịch thể hiện qua xung đột kịch.

    ● Xung đột kịch chính là chủ đề tư tưởng của vở kịch.

    ● Cốt truyện (5 giai đoạn): Mở đầu - thắt nút - phát triển - đỉnh điểm - giải quyết.

    ● Thời gian, không gian: Rất đa dạng. Có thể chỉ trong vài giờ, một ngày, một năm, nhiều năm qua nhiều thế hệ và địa điểm khác nhau.

    ● Ngôn ngữ: Lời thoại mang tính hành động và khẩu ngữ.

    + Phân loại:

    ● Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại.

    ● Căn cứ vào tính chất : Bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch lịch sử.

    ● Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm.

    + Yêu cầu khi đọc kịch bản văn học:

    ● Đọc kĩ văn bản kịch.

    ● Chú ý lời thoại.

    ● Phát hiện xung đột, phân tích xung đột.

    ● Nêu chủ đề tư tưởng.

- Văn nghị luận:

    + Khái niệm: Là thể loại văn học dùng lập luận, luận điểm, luận cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội, văn học hay chính trị.

    + Đặc điểm:

    ● Lập luận rõ ràng, mạch lạc, logic, chặt chẽ.

    ● Dẫn chứng xác thực, ngắn gọn.

    ● Quan điểm rõ ràng, sâu sắc về tư tưởng, tình cảm.

    ● Ngôn ngữ dễ hiểu, biểu cảm, giàu hình ảnh.

    + Phân loại:

    ● Theo nội dung: Văn chính luận, phê bình văn học.

    ● Thời kì trung đại: Chiếu, cáo, hịch, điều trần...

    ● Thời kỳ hiện đại: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, phê bình, tranh luận...

    + Yêu cầu:

    ● Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

    ● Đưa ra luận đề, luận điểm, luận cứ và hệ thống luận điểm.

    ● Phân tích dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

    ● Khái quát giá trị tác phẩm, đưa ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm với đời sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận":

- Những xung đột kịch trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét:

    + Xung đột giữa tình yêu nam nữ.

    + Xung đột thù hận giữa hai họ.

- Phân tích xung đột kịch:

    + Sự va chạm gay gắt giữa hai dòng họ dẫn đến mối thù hận giữa hai họ.

    + Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, sẵn sàng từ bỏ tên họ, dòng họ mình để bảo vệ tình yêu trong sáng, mê say, mãnh liệt nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến kết cục bi thảm.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Nghệ thuật lập luận nổi bật trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”:

- Hệ thống lập luận rõ ràng, mạch lạc bao gồm 7 đoạn:

    + Phần mở đầu gồm hai đoạn (đoạn 1 và 2).

    + Phần nội dung chính gồm bốn đoạn (3,4,5,6).

    + Phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.

- Nghệ thuật so sánh tầng bậc:

    + "Nhưng không chỉ có thế thôi".

    + "Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác".

→ Những cống hiến sau có giá trị hơn những cống hiến trước để làm nổi bật 3 cống hiến vĩ đại của Các Mác.

- Giọng điệu vừa kính trọng, vừa xót thương với người đã khuất.

Xem thêm các bài soạn Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

* Đặc trưng của Kịch:

   - Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người.

   - Xung đột kịch có vai trò quan trọng nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn lôi cuốn.

   - Hành động: kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.

   - Nhân vật kịch: (chính, phụ, phản diện, chính diện...) bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề của vở kịch.

   - Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các gia đoạn: mở đầu – thắt nút - phát triển – đỉnh điểm – giải quyết.

   - Ngôn ngữ kịch: thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.

   - Bố cục kịch: Một vở kịch được chia thành nhiều màn (hồi) khác nhau. Mỗi màn (hồi) được chia thành nhiều lớp (hồi) khác nhau.

* Phân loại kịch:

   - Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương...), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (XX)

   - Căn cứ vào tính chất: bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột cuộc sống), kịch lịch sử.

   - Căn cứ vào vào ngôn ngữ diễn đạt: kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối kịch câm,...

* Yêu cầu đọc kịch bản văn học:

   - Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn.

   - Tập trung vào lời thoại nhân vật.

   - Phân tích hành động kịch.

   - Khái quát chủ để tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch.

* Đặc trưng của văn nghị luận:

   - Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học,...) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhận.. giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.

   - Văn nghị luận thường có tính sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ.

   - Ngôn ngữ trong văn nghị luận chính xác, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.

* Các kiểu nghị luận:

   - Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo,...) nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, phê bình...)

   - Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình, nghiên cứu, bình giảng, phân tích...).

* Yêu cầu đọc văn nghị luận:

   - Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

   - Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.

   - Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.

   - Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết.

   - Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc, độc đáo riêng của người viết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học