Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) ngắn nhất

A. Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Bố cục đoạn trích có thể chia làm 3 phần:

- Đoạn 1 ( từ đầu …thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi ): Khẳng định ở nước ta chưa hề có luân lí xã hội đúng nghĩa, vì lợi ích của dân tộc.

- Đoạn 2 ( tiếp theo…Việt Nam ta không có cũng vì thế ): Vấn đề luân lí xã hội được bàn luận dựa trên sự so sánh giữa xã hội Pháp và nước ta.

- Đoạn 3 (còn lại ): Giải pháp truyền bá Xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam.

Chủ đề tư tưởng của đoạn trích:

- Tâm huyết, dũng khí và sự lo lắng vận mệnh đất nước của một sĩ phu yêu nước. Đề cao tư tưởng tiến bộ, nhấn mạnh lợi ích của đoàn kết cộng đồng, hướng tới một ngày mai tươi sáng của đất nước.

Câu 2 (Trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Cách vào đề của tác giả:

- Trực tiếp vào thẳng vấn đề bằng cách nói phủ định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều".

- Tiếp tục bác bỏ những định nghĩa xuyên tạc không cần thiết của một số người: "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".

- Đối tượng được hướng đến là toàn thể đồng bào nước mình.

→ Cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ tư duy sắc sảo, nhạy bén trước thời đại của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Câu 3 (Trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

So sánh luân lí "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên mình":

- Luân lí "bên Âu châu":

    + Thực trạng: Phát triển và rất thịnh hành.

    + Dẫn chứng cụ thể: Khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì tất cả mọi người cùng nhau giành lại công bằng xã hội.

    + Nguyên nhân: Con người đã sẵn có ý thức đoàn thể, sẵn sàng vì lợi ích chung mà hoạt động, làm việc, tôn trọng và giúp đỡ nhau có quyền lợi cá nhân.

- Luân lí "bên mình":

    + Thực trạng: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến".

    + Dẫn chứng cụ thể: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua.

    + Nguyên nhân: Ý thức đoàn thể còn kém, chỉ biết mình sống vì mình. Người mình chưa được tiếp xúc với ý thức văn minh.

Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

- Thời xưa:

    + Dân tộc ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ thời ông cha bao đời.

    + Lập luận xác thực bằng những câu thành ngữ, tục ngữ ông cha để lại: Nhiều tay làm nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm, góp gió làm bão, dụm cây làm rừng.

    + Mục đích: Tác động sâu sắc đến tình cảm và ý thức dân tộc của người nghe.

- Ngày nay: Truyền thống đoàn kết ngày bị mai một:

    + Do lũ vua quan thối nát, không quan tâm đến đời sống nhân dân.

    + Phản động ham quyền, vinh hoa, muốn "giữ đầy túi tham" nên "phá tan tành đoàn thể quốc dân".

    + Nhân dân lo lắng, sợ sệt nên mạnh ai người nấy sống, sợ bị vạ lây.

    + Lập luận sắc bén bằng những câu từ so sánh, ví von, sử dụng cấu trúc câu trùng điệp: "Dân khôn mà chỉ! Dân ngu mà chỉ! Dân hại mà chỉ! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng quý quý!".

→ Lời văn có tính hùng biện mạnh mẽ, đanh thép, tác động mạnh đến tư tưởng, ý thức của người nghe. Càng thể hiện tinh thần phê phán nghiêm khắc của tác giả cũng như sự đau lòng trước thực trạng đất nước đen tối.

Câu 5 (Trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Đoạn trích có sự kết hợp thành công giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận:

- Yếu tố nghị luận:

    + Lập luận chặt chẽ, lôgic bằng hệ thống luận điểm gắn với lí lẽ, dẫn chứng, bày tỏ quan điểm, ý kiến rõ ràng.

    + Ngôn từ linh hoạt: Sắc bén, hùng hồn.

- Yếu tố biểu cảm:

    + Sử dụng hàng loạt câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von.

    + Ngôn từ có khi nhẹ nhàng, gần gũi với nhân dân.

Luyện tập

Câu 1 (trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Hoàn cảnh sáng tác: Phan Châu Trinh là người chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới dân tộc nên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc.

- Tâm trạng: Tác giả căm tức, phẫn nộ trước chính quyền thối nát, không chăm lo đến đời sống nhân dân, lại vừa xen xót xa khi dân mình không sống vì nhau và lo lắng cho tương lai của đất nước.

Câu 2 (trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Cảm nhận tấm lòng Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này:

- Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng yêu nước, căm phẫn chế độ quan lại sâu mọt, xót xa trước những con người đau khổ trong xã hội.

- Luôn mong muốn dân mình gắn bó, nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể, cộng đồng.

→ Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng: Muốn đất nước phát triển thì phải truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội để dân mình đấu tranh giành độc lập, hạnh phúc.

Câu 3 (Trang 88 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Ý nghĩa thời sự trong chủ trương của tác giả:

- Cảnh báo và lo lắng khi đất nước vẫn còn bè lũ tham quan, đục nước hại dân. Cần phải loại trừ những kẻ bán nước hại dân.

- Lo lắng trước sự chậm tiến, phát triển của đất nước.

- Nêu cao tinh thần tập thể, thức tỉnh đoàn kết cộng đồng.

Xem thêm các bài soạn Về luân lí xã hội ở nước ta hay, ngắn khác:

Bài giảng: Về luân lí xã hội ở nước ta - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Phan Châu Trinh (1872 - 1926)

- Quê quán: huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, nay là huyện Phú Ninh, Quảng Nam

- Quá trình hoạt động văn học:

 + Ông thông minh từ bé, ngay từ tuổ thanh niến đã sớm có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, học hành thi cử không phải để làm quan, cầu danh lợi mà là một cách giấu mặt anh hùng. Đỗ đạt làm quan một thời gian ngắn, ông từ quan đi làm cách mạng

 + Tuy chủ trương cứu nước không thành nhưng nhiệt huyết cách mạng của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc đầu thế kỉ XX

- Phong cách nghệ thuật: với ông văn chương là vũ khí để làm cách mạng

  + những áng văn chính luận luôn đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép

  + những bài thơ của ông luôn dạt dào cảm xúc về đồng bào, đất nước

 Tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ

- Tác phẩm chính: 

 Đầu Pháp chính phủ thư, Tỉnh quốc hồn ca I,II, Tây Hồ thi tập, Giai nhân kì ngộ diễn ca, Thất điều trần, Đạo đức và luân lí Đông Tây,....

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Về luân lí xã hội ở nước ta là đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được tác giả diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn

- Thể loại: Văn chính luận

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

- Tóm tắt: 

 Nước ta tuyệt không ai biết đến luân lí xã hội. Người nước ta không biết cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người, nghĩa vụ của mỗi người sống trong cùng một nước với nhau nên dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này cũng chẳng quan tâm đến người khác nên luân lý xã hội chẳng thể tồn tại. Nguyên nhân là do thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau. Nhân dân ta từ xưa cũng đã có ý thức đoàn thể có điều này đã sa sút. Nước ta chưa có luân lý xã hội còn do bè lũ vua quan chỉ biết tham quyền vụ lợi, mua quan bán tước, chỉ muốn nhân dân nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chính vì thế nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết dân ta phải có đoàn thể. Đất nước muốn có đoàn thể thì phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa.

- Bố cục: 

+ Phần 1: khẳng định nước ta không ai biết luân lí xã hội

+ Phần 2: sự thua kém về luân lí xã hội của nước ta so với phương Tây

+ Phần 3: chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam

-   Giá trị nội dung: 

 + Đoạn trích đã toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng cuả đất nước

-   Giá trị nghệ thuật: 

 + Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học