Soạn bài Nhớ đồng (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Nhớ đồng chương trình sách mới lớp 8 và lớp 11 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Nhớ đồng - lớp 11 Kết nối tri thức

Nhớ đồng - lớp 8 Chân trời sáng tạo




Lưu trữ: Soạn bài Nhớ đồng (sách Văn 11 cũ)

Hướng dẫn đọc thêm

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (9 khổ thơ đầu): khao khát, nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tự do bên ngoài

- Phần 2 (2 khổ tiếp): Nhớ những ngày còn ở ngoài tự do

- Phần 3 (còn lại): Thực tại nơi phòng giam

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong hoàn cảnh bị giam cầm, tách biệt thế giới bên ngoài, tiếng hò ám ảnh nhà thơ, gợi nhớ quê hương, gợi kỉ niệm về đồng bào đồng chí.

Vì:

    + Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng.

    + Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

    + Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.

    + Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả.

    + Điệp khúc: Khắc sâu và tô đậm âm vang của tiếng hò, khêu gợi nỗi nhớ thương của tác giả về cảnh quê, người quê.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.

- Tác dụng:

    + Giọng hò đã trở nên quen thuộc và gắn bó với những kỉ niệm về quê hương của nhà thơ.

    + Giọng hò vang lên làm gợi nỗi nhớ thương da diết, cháy bỏng của nhà thơ đối vưới quê hương.

    + Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ, để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình.

⇒ Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Tình yêu quê hương và nỗi nhớ da diết thể hiện qua nhiều hình ảnh quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, đồng lúa, nhà tranh, cồn bãi…

- Điệp từ điệp ngữ: Gắn kết, mong mỏi, hồi hộp, hi vọng.

- Âm điệu như tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời

⇒ Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày đầu bị giam cầm ở nhà lao Thừa Thiên.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tắc, nhỏ bé, chán nản

- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tâm trạng của nhà thơ trong bài:

- Nỗi nhớ xuyên suốt toàn bài thơ: nhớ đồng ruộng, thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào.

- Nhớ mẹ già.

- Nhớ những ngày đi tìm lí tưởng sống và niềm vui sướng, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.

- Niềm khát khao tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹp.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học