Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Hô hấp ở thực vật

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.

Câu 1: Phân giải hiếu khí diễn ra

A. khi có O2.

B. khi không có O2.

C. khi có sự lên men.

D. khi nồng độ O2 giảm xuống dưới 5%.

Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?

A. Ti thể là bào quan thực hiện quá trình hô hấp.

B. Nguyên liệu của quá trình hô hấp hiếu khí là C6H12O6 và O2.

C. Hô hấp hiếu khí chỉ diễn ra ở lá và quả.

D. Hạt đang nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh.

Câu 3: Hô hấp ở thực vật có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp ATP để duy trì các hoạt động sống.

(2) Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.

(3) Giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, chịu hạn.

(4) Tăng khả năng chống bệnh của thực vật.

(5) Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (3), (5).

D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 4: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây? 

A. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs. 

B. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.

C. Đường phân → Oxi hoá pyruvic acid → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp. 

D. Chu trình Krebs → Đường phân → Oxi hoá pyruvic acid.

Câu 5: Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai đoạn nào sau đây?

A. Chu trình Krebs.

B. Đường phân.

C. Oxi hoá pyruvic acid.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 6: Thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời vì

A. trong điều kiện thiếu O2 thực vật sẽ thực hiện hô hấp hiếu khí mạnh mẽ.

B. trong điều kiện thiếu O2 thực vật sẽ thực hiện hô hấp kị khí.

C. trong điều kiện thiếu O2 thực vật sẽ ngừng quá trình hô hấp.

D. trong điều kiện thiếu O2, các quá trình sinh lí của thực vật tạm ngừng.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về hô hấp hiếu khí?

A. Hô hấp hiếu khí và lên men đều có chung giai đoạn chuỗi truyền electron.

B. Chu trình Kreb diễn ra trong nhân tế bào.

C. Hai phân tử pyruvate acid được tạo ra từ giai đoạn đường phân sẽ trực tiếp đi vào chu trình krebs.

D. Kết thúc quá trình đường phân, từ một phân tử glucose thu được 2 phân tử pyruvate, 2 ATP và 2 NADH.

Câu 8: Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng

A. 30 – 35 °C.

B. 40 – 45 °C. 

C. 50 – 55 °C. 

D. 25 – 30 °C.

Câu 9: Cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí trong trường hợp nào sau đây?

A. Nồng độ O2 dưới 5 %.

B. Nồng độ CO2 khoảng 0,03 %.

C. Nồng độ CO2 trên 0,2 %.

D. Nồng độ O2 khoảng 21 %.

Câu 10: Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng

A. cường độ hô hấp cũng tăng.

B. cường độ hô hấp giảm.

C. cường độ hô hấp sẽ không đổi.

D. cây sẽ ngừng quá trình hô hấp.

Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình phân giải kị khí ở thực vật?

A. Gồm ba giai đoạn là đường phân, lên men và chu trình Krebs.

B. Xảy ra mạnh ở tất cả các cơ quan, trong điều kiện có oxygen.

C. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.

D. Xảy ra ở nhân của tế bào.

Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật?

A. Sản phẩm của quang hợp là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

B. Quang hợp xảy ra ở lục lạp, hô hấp xảy ra ở tế bào chất và ti thể.

C. Hô hấp là quá trình phân giải các chất còn quang hợp là quá trình tổng hợp các chất.

D. NADH được tạo ra từ hô hấp là chất cung cấp electron cho chuỗi chuyền electron quang hợp.

Câu 13: Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm vì

A. tăng nồng độ CO2 trong không khí sẽ gây ức chế và giảm cường độ quang hợp, làm hạt giống bị giảm khả năng nảy mầm.

B. tăng nồng độ CO2 trong không khí sẽ gây ức chế và giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí, làm hạt giống bị giảm khả năng nảy mầm.

C. tăng nồng độ CO2 trong không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, ức chế sự nảy mầm của hạt.

D. tăng nồng độ CO2 trong không khí sẽ làm hạt hô hấp mạnh mẽ, tạo ra lượng nhiệt cao, gây chết hạt.

Câu 14: Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản lạnh nông sản là

A. nhiệt độ thấp làm giảm cường độ hô hấp ở thực vật, đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản.

B. nhiệt độ thấp làm tăng cường độ hô hấp ở thực vật, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động.

C. nhiệt độ thấp làm tăng cường độ quang hợp ở thực vật, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động.

D. nhiệt độ thấp làm tăng hàm lượng nước trong tế bào, hô hấp tế bào tăng nên nông sản có cường độ hô hấp ở mức tối đa. 

Câu 15: Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất lượng, người ta có thể thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây?

(1) Bảo quản trong các kho lạnh.

(2) Bảo quản trong túi polyethylene.

(3) Bảo quản trong các túi được hút chân không. 

(4) Sấy khô hoặc phơi khô.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác